Trường Mẫu giáo Phước Lý

TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC TRẺ 5-6 TUỔI KHI TRẺ Ở NHÀ CHƯA ĐẾN TRƯỜNG

MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH ( 5-6 TUỔI)

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
    • Phụ huynh lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ; ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A và vitamin C, để tăng sức đề kháng cho trẻ.
    • Cha mẹ cần ân cần nhẹ nhàng động viên trẻ, để trẻ tự nguyện ăn hết suất, dạy trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
    • Hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như: Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. Trẻ biết vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. Ra nắng biết đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. Trẻ biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt.... Che miệng khi ho, hắt hơi.
    • Dạy trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng.... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
 
  • Dạy trẻ một số trường hợp không an toàn khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi. Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và biết hỏi, gọi người lớn khi cần giúp đỡ.

2.  GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

  • Tuyên truyền phụ huynh cùng trẻ làm các thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. (Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển). Dạy trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
  • Phụ huynh dạy trẻ nói được nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại (nếu có)… khi được hỏi, trò chuyện.
  • Với trẻ lớp 5 tuổi để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một, có thể tổ chức một số hoạt động như: Dạy cho trẻ nhận biết 29 chữ cái và 10 chữ số qua thẻ chữ cái hoặc các hình ảnh có từ kèm theo; đọc truyện cho trẻ nghe, thông qua những câu chuyện từ đó giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu con vật, đồ vật…; Cho trẻ nghe nhạc và vận động nhẹ nhàng theo những bài hát của trẻ mầm non, từ đó trẻ phát triển về cảm xúc trong khi nghe nhạc và cũng phát triển thể chất cho trẻ khi vận động theo nhạc, cho trẻ tô màu, vẽ, nặn thể hiện những cảm xúc nghệ thuật theo khả năng của trẻ nhằm phát triển kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi vẽ đúng tư thế, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ.

3.  GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ dạy trẻ đọc thuộc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao... Đóng được vai của nhân vật trong truyện. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình.

4.  GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

  • Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nhận biết cảm nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác.Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
  • Hướng dẫn trẻ biết thực hiện được một số quy định ở gia đình: sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Bỏ rác đúng nơi quy định. Biết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.

5 . GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ hát hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
 
Ngoài ra phụ huynh có thể tổ chức các hoạt động khác phù hợp với điều kiện ở từng gia đình./.