KIỀN THỨC TUYÊN TRUYỀN TRẺ 4-5 TUỔI KHI TRẺ Ở NHÀ CHƯA ĐẾN TRƯỜNG
MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH ( 4-5 TUỔI)
- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Phụ huynh lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ; ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A và vitamin C, để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cha mẹ cần ân cần nhẹ nhàng động viên trẻ, để trẻ tự nguyện ăn hết suất, dạy trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như: Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và trẻ tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. Trẻ cần được vận động, hoạt động phù hợp với lứa tuổi, không gian tại nhà, được dạo chơi quanh nhà (nếu như nhà có sân vườn) hoặc đi lại nhẹ nhàng trong nhà (nếu nhà không có sân vườn). Tránh tình trạng trẻ ở trong phòng xem tivi và điện thoại quá lâu. Phụ huynh cũng cần cân nhắc và giám sát chương trình trẻ xem, trò chơi trẻ chơi. Để đảm bảo quy định phòng chống dịch, có thể tận dụng ánh trước sân nhà, cửa sổ để trẻ tiếp xúc với ánh nắng. Tận hưởng ánh sáng buổi sáng sẽ tăng cường sức khỏe, trao đổi chất trong cơ thể, giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời tiết.
- Dạy trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.... là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn
không nên nghịch.
- Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân.
2.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Tuyên truyền phụ huynh cùng trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán (Ví dụ: Pha màu/đường/ muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh). Dạy trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10. So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Dạy trẻ nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình Nói
3.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... dạy trẻ bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. Biết sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng,.4.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh. Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.
- Hướng dẫn trẻ biết thực hiện được một số quy định ở gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.Biết bỏ rác đúng nơi quy định. Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.