tuyên truyền Phòng chống tai nạn thương tích
Nội dung tuyên truyền Phòng chống tai nạn thương tíchsơ cấp cứu ban đầu cho học sinh
Phòng tránh tai nạn thương tích là trách nhiệm của cả cộng đồng, của các tổ chức, cơ quan, nhà lãnh đạo, ý thức xã hội của mỗi người dân, vậy trẻ em muốn phòng tránh tai nạn thì trước hết khi nhận thức được phải tự học hỏi để hiểu biết được nguyên nhân gây ra tai nạn và tự phòng tránh. Toàn dân tích cực tham gia phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đừng để xảy ra tai nạn thương tích vì thiếu hiểu biết.
Sau đây là các nguyên nhân thường gặp:
- Đuối nước: * Tai nạn xảy ra do:
- Không biết bơi, bị nước cuốn trôi, sử dụng các phương tiện đi trên sông nước không có bảo hộ.
- Tắm, đừa nghịch tại những nơi không an toàn.
* Sự nguy hiểm:
- Tai nạn sông nước có thể gây chết đuối nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Khi nhìn thấy ai đó bị đuối nước ta phải tìm cách cấp cứu như sau:
Đưa được nạn nhân ra khỏi nước:
+ Dùng cây, dây hoặc bất cứ vật gì có thể cho nạn nhân bám vào đó rồi kéo nạn nhân vào bờ, không được dùng tay nắm kéo nạn nhân.
+ Lội xuống nước chỗ nông hơn, đưa vật gì đó cho nạn nhân bám vào rồi kéo nạn nhân vào bờ.
+ Dùng thuyền, bè ra cứu nạn nhân nhưng phải biết đi thuyền.
+ Bơi ra cứu nạn nhân nhưng phải biết bơi, phải biết cách tiếp cận người bị đuối nước từ phía sau nạn nhân, túm tóc nạn nhân dìu vào bờ.
Cấp cứu nạn nhân khi đưa được nạn nhân ra khỏi nước, nhờ người gọi cấp cứu 115, đồng thời sơ cứu khi chưa có bác sỹ đến.
+ Thực hiện hà hơi thổi ngạt ngay tức khắc: 2 lần hà hơi thổi ngạt.
+ Sau đó ép tim ngoài lồng ngực: 30 nhịp.
Tiếp tục làm sơ cấp cứu cho đến khi bác sỹ đến.
2. Tai nạn giao thông: Là nguyên nhân thứ hai chiếm 15% vụ tử vong ở trẻ em.
- Phòng tránh tai nạn giao thông là ý thức của chính mỗi em học sinh.
- Đi đứng từ tốn, không phóng nhanh, vượt ẩu.
- Đi bên phải đường. Không phóng nhanh từ đường bé, ngõ nhỏ ra đường lớn, khi rẽ chú ý quan sát hướng các phương tiện giao thông đang di chuyển trên đường.
- Khi bị tai nạn giao thông sơ cấp cứu:
Đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường không an toàn.
- Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh, có chảy máu không.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, chảy máu thì băng bó vết thương và đưa đi cấp cứu, gọi cấp cứu 115.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh do chảy máu nhiều, do trấn thương nặng, gọi hỗ trợ cấp cứu 115, sơ cấp cứu tại chỗ: Băng cầm máu, nẹp cứng khi bị gẫy xương.
3. Tai nạn do ngộ độc: Chiếm tỷ lệ tử vong là 5% các vụ tử vong ở trẻ em.
- Ngộ đọc do thức ăn.
- Ngộ độc do thuốc.
Cách xử trí:
- Đến cơ sở y tế gần nhất đẻ được cấp cứu đúng, kịp thời.
- Nhanh chóng báo cho bạn bè, người thân, thầy cô đưa đi cấp cứu.
- Nếu bị nôn, cần giữ lại chất nôn mang theo cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân, để điều trị nhanh nhất.
- Nếu bị say sắn, uống nước đường. Phòng say sắn không ăn sắn đắng, bóc vở, ngâm, không ăn nhiều sắn lúc đói, nên ăn sắn với đường.
- Ăn dứa có thể bị ngộ độc do ăn phải nấm độc trong mắt dứa. Gây liệt cơ mi mắt. sụp mi, lác mắt do tổn thương dây thần kinh. Chướng bụng, bằng quang, bọng đái căng chân tay không cử động được do liệt các chi. Cần đi ngay bệnh viện cấp cứu. Ăn dứa phải gọt kỹ các mắt dứa, rửa nước muối, không ăn dứa bán dong, vì không được rửa kỹ bằng nước muối.
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ, vì thuốc là con dao hai lưỡi, nếu không theo chỉ định của bác sỹ sẽ phản tác dụng, có thuốc có thể gây hậu quả chết người, nhẹ thì phản ứng, nặng hơn bị dị tật như điếc, liệt cơ, nậng nhất là tử vong.
4. Do ngã: * Nguyên nhân:
- Ngã do trèo cây.
- Ngã do chạy nhảy, nô đùa.
- Các thiết bị lao động, vui chơi, sinh hoạt không đảm bảo an toàn.
- Trẻ em chơi các trò chơi quá sức của cơ thể.
- Do đi đứng vội vã, đi cầu thang không cẩn thận.
Phòng tránh ngã: Đi đứng cẩn thận, “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phai đá, mà quàng phải dây”.
+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
+ Khi làm việc trên cao phải có thiết bị an toàn.
5. Do điện giật, nguồn lửa, nguồn nhiệt, hóa chất dẫn đến bỏng: - Nguồn điện không an toàn.
- Đun nấu không đúng cách.
- bếp ga không an toàn.
- Đun nấu, nướng mực không an toàn.
- Bỏng bô xe máy.
- Bị hóa chất vào người: Axit, bazo
Sơ cấp cứu khi bị bỏng:
- Loại bỏ tác nhân gây bỏng.
- Cho ngay chỗ bị bỏng vào nước mát, nước sạch, không phải nước đá hoặc đá. Nếu ngâm vào đá sẽ bị bỏng lạnh.
- Ngâm ở nước mát cho đến lúc nào dịu cơn đau, bỏng rát.