Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCH Nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) Năm học 2021 -2022

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  Số: 207 /KH- MGPL
               Phước Lý, ngày    16    tháng 7 năm 2021
 
KẾ HOẠCH
Nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)
Năm học 2021 -2022
 

          Căn cứ kế hoạch số 1847/KH-SGDĐT ngày 06/7/2021 của Sở GD&ĐT tỉnh Long An về việc nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của Ngành GD&ĐT Long An năm 2021;
Căn cứ kế hoạch số1077/KH-GDĐTngày 14 tháng 7 năm 2021của Phòng GD&ĐT huyện Cần Giuộc về việc nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của Ngành GD&ĐT năm 2021;Trường mẫu gió Phước Lý xây kế hoạch nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) đơn vị năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của đơn vị trên một số nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, xác định nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị và hành chính công trên một số nội dung chính: công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong đơn vị.
           -Trường thực sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, người lao động trong đơn vị  tôn trọng, lắng nghe và phục vụ nhân dân.
           - Xây dựng kế hoạch và đề ra giải pháp thực hiện đảm bảo sự quản lý điều hành của đơn vị thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
          - Chú trọng cải thiện thái độ phục vụ người dân của đội ngũ giáo viên, nhân viên đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cấp cơ sở hạ tầng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; có các giải pháp để thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường.
         - Bảo đảm sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan trường học
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan và mỗi cán bộ, đội ngũ giáo viên, nhân viên đơn vị, trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân.
2. Yêu cầu
-Kế hoạch được triển khai đồng bộ đến đội ngũ giáo viên nhân viên trong đơn vị.
-Quá trình thực hiện kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn củađội ngũ giáo viên, nhân viên đơn vị,.
- Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài, liên tục là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
- Tăng cường triển khai quy chế dân chủ theo hướng dẫn tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên, nhân viên đơn vị về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã; các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời, các cơ quan nhà nước phải triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia thực hiện theo quy định.
          - Nâng cao sự hiểu biết của người dân về chính sách hiện hành có liên quan đến ngành GD&ĐT, về vị trí lãnh đạo; thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị triển khai thực hiện quy chế; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.
          - Thông qua học sinh, các cuộc họp phụ huynh học sinh, các phương tiện thông tin liên lạc, truyền thông… để tuyên truyền, vận động người dân tham gia các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội, để tăng cường cơ hội tham gia của người dân vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
          - Tăng cường tuyên truyền đối với học sinh, PHHS nhằm góp phần nâng cao chất lượng bầu cử trưởng ấp, tổ trưởng  nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh thuộc ngành GD&ĐT về bầu cử.
          - Nâng cao hiệu quả của công tác đóng góp tự nguyện ở các cơ sở giáo dục công lập, ghi chép và công khai các khoản đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ. Đồng thời, nhà tài trợ phải được tham gia đóng góp ý kiến đối với các công trình xây mới hoặc tu sửa tại các cơ sở giáo dục công lập có sự đóng góp tự nguyện của nhà tài trợ.
          - Đối với các công trình mới hoặc tu sửa tại các cơ quan, đơn vị cần tăng cường sự giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
          2. Công khai, minh bạch
          - Thường xuyên tạo cơ hội thuận lợi cho người dân được tiếp cận thông tin hữu ích, đáng tin cậy về chính sách, pháp luật có liên quan đến ngành GD&ĐT bằng nhiều hình thức để đảm bảo thông tin đến được với người dân sớm nhất và chính xác nhất.
          - Thường xuyên, liên tục, kịp thời đăng tải các văn bản do Phòng GD&ĐT ban hành trên Cổng thông tin điện tử của các trường.
          -Thực hiện công khai theo mục 2 Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập và Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
          - Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác công khai, minh bạch và thực hiện tốt các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, gây phiền hà sách nhiễu nhân dân; công tác công khai, minh bạch theo đúng hướng dẫn của cấp trên và đảm bảo theo quy chế đề ra.
          - Công khai, minh bạch thủ tục hành chính tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân và người dân giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ; thường xuyên thống kê, rà soát, sửa đổi bổ sung đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; công tác niêm yết công khai quy trình tiếp nhận, hồ sơ thủ tục và lệ phí đầy đủ, rõ ràng để tổ chức và công dân biết và thực hiện.
          3. Trách nhiệm giải trình với người dân
          - Nhà trườngthực hiện tốt Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
          - Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị; nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị đối với người dân và hoạt động của Bộ phận tiếp công dân tại các cơ quan, đơn vị để người dân tin cậy và dễ dàng liên hệ với lãnh đạo cơ quan, đơn vị khi cần thiết.
          - Chú trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời; đảm bảo các nội dung khiếu nại, tố cáo được các cơ quan, đơn vị phúc đáp thỏa đáng, giảm các khiếu nại, tố cáo vượt cấp; không để tình trạng đơn thư tồn đọng, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người; thực hiện chất vấn trong hoạt động của cơ quan.
          - Phát huy quyền giám sát, chất vấn của người dân đối với chất lượng giáo dục nhà trường hoặc các vấn đề khác có liên quan đến công tác giáo dục.
          - Chủ động, thường xuyên báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình giáo dục của địa phương với Đảng ủy, HĐND, UBND xã và Phòng GD&ĐT. Đồng thời, làm tốt công tác giải trình, trả lời hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri và tổ đại biểu về các vấn đề liên quan đến ngành GD&ĐT trên địa bàn xã.
          4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công
          - Tăng cường triển khai thực hiện Luật số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 về Luật phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
          - Bảo vệ và tạo điều kiện cho người dân thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng đúng địa chỉ, đúng đối tượng; phát huy tinh thần tố giác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đối với các hành vi tham nhũng.
          - Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan đơn vị; đội ngũ giáo viên, nhân viên đơn vị, và người lao động tại các cơ quan, đơn vị; tuyệt đối không dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng.
          - Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, giám sát và phản ánh những biểu hiện tham nhũng.
          - Công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân. Tăng cường kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu cầu tại Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GD&ĐT. Kiểm tra, rà soát và quản lý việc thực hiện các khoản thu chi tại các cơ sở giáo dục.
          -Nhà trường công khai các khoản thu, chi do phụ huynh học sinh đóng góp, không phân biệt đối xử giữa nhóm học sinh có đóng góp và không đóng góp hoặc phân biệt giữa các mức độ đóng góp, không lạm thu.
          - Tăng cường công tác kiểm tra. Xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị theo đúng thẩm quyền; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách.
          - Định kỳ, tổ chức lấy ý kiến của phụ huynh học sinh, học sinh về thái độ của giáo viên đối với học sinh; chất lượng giảng dạy của giáo viên;
 
          - Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của  cơ quan đơn vị.
          5. Thủ tục hành chính công
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Chú trọng công tác thông tin, truyền thông, công bố, công khai đủ, đúng, kịp thời TTHC.
          - Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết TTHC đối với người dân,
          - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác giải quyết TTHC nhằm đảm bảo sự hài lòng của người dân trong việc giải quyết TTHC.
          - Đảm bảo người dân không phải qua nhiều cửa để thực hiện TTHC, TTHC phải được công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn quy định, tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức tìm hiểu và thực hiện TTHC.
          6. Cung ứng dịch vụ công
          - Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục theo Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và các văn bản liên quan về nâng cao chất lượng giáo dục.
          - Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
          - Thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; Tăng cường cơ sở vật chất trường học đáp ứng điều kiện thực hiện nay.
- Chủ động tăng cường tham gia tập huấn nâng cao năng lực quản lí và tổ chức dạy học tích cực cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục bằng các hình thức phù hợp với tình hình dịch Covid-19 phức tạp hiện nay.
- Tiếp tục quan tâm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; Tăng cường đầu tư, bảo quản và sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đánh giá lại theo định kỳ theo lộ trình trường đạt chuẩn gắn với việc khảo sát đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh và người dân đối với chất lượng giáo dục.
          - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn. Tiếp tục tham gia bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu các hạng chức danh nghề nghiệp, duy trì tổ chức, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
          - Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện không bạo lực. Có biện pháp tích cực để phòng, chống bạo lực trong nhà trường.
          7. Quản trị môi trường
          - Nhà trường nghiêm túc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng vệ sinh sạch sẽ cơ quan, đơn vị, trường học phòng chống dịch bệnh.
          - Hạn chế phát sinh rác thải nhựa; thay thế các chai nước uống đựng trong bình plastic bằng các bình thủy tinh trong các cuộc hội họp tại cơ quan, đơn vị, trường học.
          8. Đối với nội dung “Quản trị điện tử”
          - Động viên giáo viên tham gia Sinh hoạt chuyên môn qua trang mạng thông tin “Trường học kết nối”.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
  - Xây dựng kế hoạch và đôn đốc bộ  phận chuyên mônnhập số liệu vào hệ thống EMIS. Khai thác và sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên… toàn trường và trong báo cáo các cấp; tăng cường tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bằng hình thức trực tuyến.
- Sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục - xóa mù chữ và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống.
- Triển khai thực hiện tốt chính quyền điện tử, kịp thời rà soát, cập nhật thông tin trên Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị;
          - Nâng cấp hệ thống cổng thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị;
          III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ(Phụ lục đính kèm)
          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          - Xây dựng kế hoạch, quán triệt, cụ thể hóa lồng ghép triển khai trong các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Đồng thời, gửi Báo cáo về Phòng GD& chậm nhất vào ngày 30/11/2021.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               
          Trên đây là Kế hoạch nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) của trường mẫu giáo Phước Lý năm 2021./.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT( B/c);
- Đội ngũ GV,NV; (t/hiện)
- Lưu: VT.
HIỆUTRƯỞNG
 
 
 
 
 
Nguyễn Thị Kim Loan
 
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan