KẾ HOẠCH Về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 và năm 2021” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc
PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 222/KH-MGPL Phước Lý , ngày 29 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
Về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 và
năm 2021” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc
Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-PGDĐT ngày 22/10/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An;
Trường Mẫu giáo Phước Lý xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021” như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và đạo đức liêm chính trong cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phát triển ổn định, bền vững, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác PCTN.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, gắn với thi hành pháp luật về PCTN và giáo dục đạo đức, lối sống liêm chính cho CBCCVC.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội.
- Việc phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN phải được triển khai đến toàn thể các đối tượng là CBCCVC, người lao động và học sinh trong nhà trường.
II. Nội dung
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gồm:
1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN.
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN.
4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN.
5. Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; PCTN trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
6. Kinh nghiệm PCTN trong lịch sử Việt Nam.
7. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN; kinh nghiệm quốc tế về PCTN.
8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN.
9. Quyền, nghĩa vụ của CBCCVC, người lao động và công dân trong PCTN.
10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về PCTN và đạo đức liêm chính.
11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính.
III. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể tại Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2019 - 2021”; cụ thể:
1. Đối với năm 2019
- Đến hết năm 2019, có:
+ 100% tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN.
+ 100% CB, CC, VC, người lao động và học sinh được tuyên truyền, PBGDPL về PCTN dưới các hình thức.
- Hình thành văn hóa minh bạch, giải trình của CB, CC, VC trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa CB, CC, VC trong giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, trong thực thi công vụ, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của CB, CC, VC.
2. Đối với giai đoạn 2019 - 2021
- Đến hết năm 2021, có 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về PCTN, đạo đức liêm chính.
- Hàng năm, 100% tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN.
- Hàng năm, 100% CB, CC, VC, người lao động và học sinh được tuyên truyền, PBGDPL về PCTN dưới các hình thức.
- Hình thành, củng cố và phát triển văn hóa minh bạch, giải trình của CB, CC, VC trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa CB, CC, VC trong giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, trong thực thi công vụ, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của CB, CC, VC.
IV. Các giải pháp triển khai thực hiện
1. Tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật về công tác PCTN tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, đặc biệt là công tác nêu gương. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục trong toàn ngành.
2. Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về PCTN tại đơn vị trường học. Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN cho đội ngũ tuyên truyền nòng cốt theo chuyên đề, định kỳ hàng năm.
3. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục
4. Tiếp tục triển khai thực hiện công tuyên truyền, PBGDPL về PCTN bằng các hình thức thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đối tượng người dạy, người học:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch; tin, bài, tranh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề PCTN và triển khai các tiêu chí về đạo đức liêm chính đến toàn thể đội ngũ.
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương tiêu biểu trong PCTN và thực hiện đạo đức liêm chính; phát hành tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh, khẩu hiệu, ấn phẩm; xây dựng tủ sách pháp luật, điểm tuyên truyền tập trung về pháp luật PCTN và đạo đức liêm chính; lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL thông qua các cuộc họp, hoạt động chuyên môn, sinh hoạt tổ khối, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động chính khoá, ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các hoạt động: cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính.
- Truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với cao điểm trong dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng (ngày 09 tháng 12 hàng năm), hướng dẫn hoạt động ngày Pháp luật Việt Nam ( ngày 09 tháng 11 hàng năm). vào các sự kiện chính trị, dịp lễ lớn và các văn bản chỉ đạo của ngành.
- Tổ chức các tọa đàm, đối thoại, nói chuyện chuyên đề có chủ đề về PCTN, minh bạch và trách nhiệm giải trình, xử lý xung đột lợi ích trong công tác tổ chức cán bộ.Tổ chức biểu dương người tốt, việc tốt trong PCTN.
5. Tăng cường thực hiện minh bạch công tác “3 công khai” tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục theo đúng quy định.
6. Cập nhật, đăng tải, liên kết các văn bản chính sách pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của trung ương, của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về công tác PCTN trên trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị; thông tin, chia sẻ các tài liệu tuyên truyền, tranh, ảnh, khẩu hiệu cổ động về PCTN trong toàn ngành..
7. Định kỳ hàng năm lồng ghép tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tốt, khen thưởng kịp thời việc thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch công tác PCTN đã đề ra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đến đội ngũ CBGV, NV trong nhà trường.
Thành lập Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tổ tư vấn công tác pháp luật trong đơn vị.
Cử CBGV đi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN khi có yêu cầu.
Tiếp tục chỉ đạo dạy học lồng ghép giáo dục PCTN vào các hoạt động dạy học và các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021”của trường mẫu giáo Phước Lý . Được công khai niêm yết trước bản tin trường , sau 3 ngày không thấy tập thể có ý kiến gì? Nhà trường sẽ chính thức ban hành kế hoạch và phải thực hiện theo kế hoạch đề ra/.
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 222/KH-MGPL Phước Lý , ngày 29 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
Về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 và
năm 2021” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc
Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-PGDĐT ngày 22/10/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An;
Trường Mẫu giáo Phước Lý xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021” như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và đạo đức liêm chính trong cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phát triển ổn định, bền vững, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác PCTN.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, gắn với thi hành pháp luật về PCTN và giáo dục đạo đức, lối sống liêm chính cho CBCCVC.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội.
- Việc phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN phải được triển khai đến toàn thể các đối tượng là CBCCVC, người lao động và học sinh trong nhà trường.
II. Nội dung
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gồm:
1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN.
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN.
4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN.
5. Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; PCTN trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
6. Kinh nghiệm PCTN trong lịch sử Việt Nam.
7. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN; kinh nghiệm quốc tế về PCTN.
8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN.
9. Quyền, nghĩa vụ của CBCCVC, người lao động và công dân trong PCTN.
10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về PCTN và đạo đức liêm chính.
11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính.
III. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể tại Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2019 - 2021”; cụ thể:
1. Đối với năm 2019
- Đến hết năm 2019, có:
+ 100% tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN.
+ 100% CB, CC, VC, người lao động và học sinh được tuyên truyền, PBGDPL về PCTN dưới các hình thức.
- Hình thành văn hóa minh bạch, giải trình của CB, CC, VC trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa CB, CC, VC trong giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, trong thực thi công vụ, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của CB, CC, VC.
2. Đối với giai đoạn 2019 - 2021
- Đến hết năm 2021, có 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về PCTN, đạo đức liêm chính.
- Hàng năm, 100% tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN.
- Hàng năm, 100% CB, CC, VC, người lao động và học sinh được tuyên truyền, PBGDPL về PCTN dưới các hình thức.
- Hình thành, củng cố và phát triển văn hóa minh bạch, giải trình của CB, CC, VC trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa CB, CC, VC trong giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, trong thực thi công vụ, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của CB, CC, VC.
IV. Các giải pháp triển khai thực hiện
1. Tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật về công tác PCTN tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, đặc biệt là công tác nêu gương. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục trong toàn ngành.
2. Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về PCTN tại đơn vị trường học. Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN cho đội ngũ tuyên truyền nòng cốt theo chuyên đề, định kỳ hàng năm.
3. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục
4. Tiếp tục triển khai thực hiện công tuyên truyền, PBGDPL về PCTN bằng các hình thức thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đối tượng người dạy, người học:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch; tin, bài, tranh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề PCTN và triển khai các tiêu chí về đạo đức liêm chính đến toàn thể đội ngũ.
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương tiêu biểu trong PCTN và thực hiện đạo đức liêm chính; phát hành tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh, khẩu hiệu, ấn phẩm; xây dựng tủ sách pháp luật, điểm tuyên truyền tập trung về pháp luật PCTN và đạo đức liêm chính; lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL thông qua các cuộc họp, hoạt động chuyên môn, sinh hoạt tổ khối, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động chính khoá, ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các hoạt động: cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính.
- Truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với cao điểm trong dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng (ngày 09 tháng 12 hàng năm), hướng dẫn hoạt động ngày Pháp luật Việt Nam ( ngày 09 tháng 11 hàng năm). vào các sự kiện chính trị, dịp lễ lớn và các văn bản chỉ đạo của ngành.
- Tổ chức các tọa đàm, đối thoại, nói chuyện chuyên đề có chủ đề về PCTN, minh bạch và trách nhiệm giải trình, xử lý xung đột lợi ích trong công tác tổ chức cán bộ.Tổ chức biểu dương người tốt, việc tốt trong PCTN.
5. Tăng cường thực hiện minh bạch công tác “3 công khai” tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục theo đúng quy định.
6. Cập nhật, đăng tải, liên kết các văn bản chính sách pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của trung ương, của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về công tác PCTN trên trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị; thông tin, chia sẻ các tài liệu tuyên truyền, tranh, ảnh, khẩu hiệu cổ động về PCTN trong toàn ngành..
7. Định kỳ hàng năm lồng ghép tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tốt, khen thưởng kịp thời việc thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch công tác PCTN đã đề ra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đến đội ngũ CBGV, NV trong nhà trường.
Thành lập Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tổ tư vấn công tác pháp luật trong đơn vị.
Cử CBGV đi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN khi có yêu cầu.
Tiếp tục chỉ đạo dạy học lồng ghép giáo dục PCTN vào các hoạt động dạy học và các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021”của trường mẫu giáo Phước Lý . Được công khai niêm yết trước bản tin trường , sau 3 ngày không thấy tập thể có ý kiến gì? Nhà trường sẽ chính thức ban hành kế hoạch và phải thực hiện theo kế hoạch đề ra/.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Cần Giuộc (để b/c); -Trường MG PL (để t/h); - Lưu: VT./. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Loan |