Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
Số: 82/KH-PGDĐT
CỘNG  HÒA  Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 

Phước Lý, ngày 02 tháng 5 năm 2022
 
 
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình
trong tình hình mới đến năm 2025
 
 
 
 

Căn cứ Kế hoạch số 698/KH-PGDĐT ngày 22/4/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trong ngành giáo dục;
Trường MG Phước Lý xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 như sau:
          I. Mục đích, yêu cầu
          1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, trong việc triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025;
- Phát huy vai trò cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình; góp phần tích cực vào việc phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình;
 - Góp phần trong việc củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
          2. Yêu cầu
          - Kế hoạch thực hiện phải được triển khai thực hiện đến đến cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh trong đơn vị;
- Kế hoạch phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đúng mục đích, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị;
- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, phải tự giác, chủ động, tích cực, có trách nhiệm xây dựng gia đình không có bạo lực, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, gia đình và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình để từng bước góp phần giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Đạt 40% số hộ gia đình cán bộ, giáo viên tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do UBND cấp xã tổ chức tại các ấp, khu phố.
- Đạt trên 70% người trong ngành giáo dục có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình.
- Phấn đấu đạt 95% những người trong đơn vị bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe.
- Phấn đấu đạt trên 80% những người trong đơn vị có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực.
- Đạt 90% cán bộ, giáo viên tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ.
          III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.
- Tuyên truyền nội dung các văn bản của Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện:
+ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
+ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.
+ Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
+ Kế hoạch số 1295/KH-UBND ngày 30/3/2022 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
+ Kế hoạch số 1296/KH-UBND ngày 24/3/2022 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn huyện Cần Giuộc đến năm 2025.
+ Kế hoạch số 1886/KH-UBND ngày 20/4/2022 của UBND huyện về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
- Tuyên truyền, phổ biến và cam kết thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản của Sở GD&ĐT, Phòng  GD&ĐT:
+ Kế hoạch số 749/KH-SGDĐT ngày 18/3/2022 về việc thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến 2030” trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Kế hoạch số 106/KH-PGDĐT ngày 20/01/2022 về việc thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới trong toàn ngành Giáo dục huyện.
+ Công văn số 531/PGDĐT ngày 30/3/2022 về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025.
+ Kế hoạch số 529/KH-PGDĐT ngày 30/3/2022 về việc  thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trong ngành GD&ĐT huyện Cần Giuộc.
2. Lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học.
- Phổ biến kiến thức pháp luật trong nhà trường về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; chú trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực của đạo đức xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật; phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của nhà trường trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chủ động tăng cường tích hợp giáo dục vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử…;
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các đợt sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền trên website và các phương tiện truyền thông của các nhà trường...;
- Cung cấp kỹ năng và biện pháp can thiệp, phòng ngừa nhằm xử lý kịp thời các trường hợp liên quan đến bạo lực gia đình cho học sinh, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong các cơ sở giáo dục.
- Chú trọng công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống; kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
3. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan thi hành pháp luật để vừa làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh;
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
- Theo dõi, nắm bắt những thông tin về tình trạng bạo hành ở gia đình của học sinh để kịp thời tìm những giải pháp phòng, chống thích hợp; xử lí kỷ luật nghiêm kết hợp với động viên, cảm hóa những học sinh có hành vi bạo hành gia đình và khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có).
4. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, học viên, người lao động và các thành viên trong gia đình về tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.
- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp cán bộ, công chức, giáo viên chủ động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình;
- Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong gia đình;
- Lồng ghép sinh hoạt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới vào sinh hoạt của các tổ chức như: Công đoàn, Đoàn thành niên...;
- Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường học không bạo lực, môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
          5. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập các nội dung giáo dục về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
          - Vận động cán bộ, nhà giáo gương mẫu trong thực hiện xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. Phát hiện những biểu hiện về bạo lực gia đình trong các gia đình cán bộ, nhà giáo để có các giải pháp can thiệp như hòa giải, động viên, hỗ trợ nạn nhân,...
          IV. Kinh phí hoạt động
          Sử dụng kinh phí hoạt động của đơn vị và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện kế hoạch.
          V. Tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động thực hiện.
VI. Chế độ báo cáo
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo định kỳ và đột xuất.
- Định kỳ hàng năm, các trường báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Phòng GD&ĐT (mầm non) trước ngày 30/11.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 của trường mẫu giáo Phước Lý./.
 
Nơi nhận:                                          
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- các thành viên trong trường (t/h);
- Lưu VT. 
 
 
 
 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
              Nguyễn Thị Kim Loan              
 
 
 
Tác giả: Nhuyễn Thị Kim Loan