Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 363 /KH-MGPL
                       
Phước Lý , ngày  30  tháng 12  năm 2021
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
giai đoạn 2021-2030
 

Thực hiện Kế hoạch số 5971/KH-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giuộc về Kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện; 
Thực hiện Kế hoạch số 1972  /KH-PGDĐT ngày 2/12/2021 của Phòng GD&ĐT về Kế hoạchThực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030;
Trường MG Phước Lý xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
2. Các mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu 1:
Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ.
-Nhà trường đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025và duy trì tốt đến năm 2030.
b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em, học sinh
-80% cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
-100% trẻ em sử dụng áo phao cứu sinh khi tham gia giao thông trên các phương tiện đường thủy nội địa có bắt buộc sử dụng phao cứu.
c)Mục tiêu 3: Tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ CBGVNV
- 100% giáo viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
-Nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.
- Nhân rộng việc triển khai chương trình hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, dạy bơi an toàn cho trẻ em.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động toàn ngành Giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh
- Triển khai các sản phẩm truyền thông, đa dạng hóa các phương thức truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em thông qua họp phụ huynh học sinh, trang Website của trường, nhóm Zalo, facebook của nhà trường,
2. Thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại trường học.Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
-Nhà trường chọn 1  lớp lá để thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại trường.
+Lớp lá 2
- Giáo viên phối hợp với nhà trường các cơ quan, ngành chức năng địa phương để tư vấn, giáo dục cho trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
3. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em tại các trường học.
Nhà trường mời các ngành chức năng đến tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực tư vấn, giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em.
4. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
- Hướng dẫn thực hiện và nhân rộng tiêu chuẩn Trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng cấp học, bậc học (Theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non và Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông).
- Các trường phối hợp địa phương để rà soát, hoàn thiện, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn và gởi tờ trình đề nghị công nhận trường học an toàn về Phòng GD&ĐT để Phòng GD&ĐT thẩm định và tiếp tục tham mưu UBND cấp huyện đánh giá công nhận Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em theo từng năm.
- Huy động sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong việc phát hiện, giám sát, cảnh báo, sửa chữa, cải tạo các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
5. Triển khai các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Cụ thể:
a) Phòng, chống đuối nước trẻ em: giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại trường học, các nhóm lớp độc lập. Can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em, phòng, chống đuối nước trong thiên tai, bão lũ.
- Giới thiệu  mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn trên toàn huyện (trong trường học, cộng đồng). Cha mẹ học sinh khi đưa trẻ em, học sinh đến các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao liên quan đến hoạt động bơi, lặn phải giám sát cơ sở có đầy đủ điều kiện, thiết bị, nhân lực bảo đảm an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em.
b) Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em: vận động cha mẹ học sinhsử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn.
- Phối hợp ngành Công an, lực lượng Cảnh sát giao thông để cung cấp kiến thức, kỹ năng, các quy định an toàn giao thông đường bộ cho cha mẹ học sinh, trẻ em, học sinh.
- Tiếp tục nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn (mô hình “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường học”), các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực có tập trung đông trẻ em.
c) Phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em: thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng,chống rơi, ngã cho trẻ em tại trường học đặc biệt tại các công trình xây dựng. Kiểm tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em, học sinh nhất là tại các công trình xây dựng.
d)Phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em: thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em, học sinh. Cung cấp, hướng dẫn cha mẹ học sinh, người chăm sóc trẻ em và trẻ em, học sinh kiến thức kỹ năng về phòng, chống cháy, bỏng, xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu khi bị cháy, bỏng. Kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại, trường học và các công trình xây dựng.
e)Phòng, chống động vật cắn cho trẻ em: thực hiện các quy định về phòng, chống tai nạn động vật cắn đối với trẻ em, học sinh, nhất là động vật nuôi trong gia đình; cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống động vật cắn và sơ cấp cứu khi bị động vật cắn.
f) Phòng ngừa trẻ em tự tử: nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân tự tử ở trẻ em, học sinh. Rà soát, các quy định pháp luật, chính sách về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh. Cung cấp, hướng dẫn cha mẹ học sinh, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em, học sinh; phát hiện sớm, tư vấn và theo dõi, hỗ trợ các trường hợp trẻ em, học sinh có nguy cơ tự tử.
6. Kiện toàn hệ thống sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khỏe cho trẻ em do tai nạn, thương tích
- Nhà trường phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân viên Y tế, giáo viên giảng dạy, Hội Chữ thập đỏ nhà trường, để sơ cấp cứu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khỏe cho trẻ em, học sinh do tai nạn, thương tích.
- Phối hợp ngành Y tế tổ chức tập huấn sơ cấp cứu các trường hợp do tai nạn, thương tích đối với học sinh.
7. Tăng cường hợp tác, vận động hỗ trợ của các tổ chức, sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng, người dân trong thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
Nhà trường tăng cường vận động đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh tham gia thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Kế hoạch. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, chỉ tiêu về tai nạn, thương tích trẻ em
- Phối hợp tổ chức chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Kế hoạch thực hiệnphòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh theo quy định.
- Nghiêm túc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, chỉ tiêu về tai nạn, thương tích trẻ em, học sinh của đơn vị.
III. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của các đơn vị, trường học theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          - Xây dựng Kế hoạch thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 của đơn vị và triển khai đến đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và học sinh.
 - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể có liên quan trong và ngoài nhà trường triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và học sinh trong nhà trường.
           - Tiếp tục triển khai xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích theoThông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non và Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông.
            - Phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan có liên quan tập huấn, hướng dẫn để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức các cấp học về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh.
  - Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, học sinh trong nhà trường, chú trọng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và đuối nước; giáo dục kỹ năng bơi an toàn cho học sinh.
           - Tổng hợp, báo cáo Kế hoạch thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo qui định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 của trường MG Phước Lý./.
Nơi nhận:
- Phòng PGDĐT ; (B/c)
- Đội ngũ GV,NV; (t/h)
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Nguyễn Thị Kim Loan
 
 
 
 
 
 
 
 
Tác giả: Nhuyễn Thị Kim Loan