Trường Mẫu giáo Phước Lý

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ

 
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ(2)
 
Điểm chính ẤP Phước Lý
 
     GÒ ĐEN                ĐƯỜNG 835B                  NGÃ TƯ PHƯỚC LÝ
 
 
 

                                           ĐƯỜNG KÊNH BÀ GIÁNG
 
        CẦU
 
  CỔNG TRƯỜNG
 

                                                                 
 
                                   
 
                                                      SÂN  CHƠI 
 
 
 
 
 
                              
 
 
 
 
 
 
 
                                     
                                SÂN CHƠI
                             
PHÒNG BV
 
 
     
 
NHÀ XE
 
 
 

 
 
 
VƯỜN      HOA
 NHÀ
 DÂN
 
 
LÁ 3                      LÁ 1
 
 
 
 
 
LÁ 4                      LÁ 2
 
 
 
 
 
P. ĐA NĂNG      VĂN PHÒNG              
 
 
 
 
P.THỂ CHẤT         P.HT
 
                            P.PHT
           
                                P.YT
 
 
             KHU VS
 
 
 
 
 
 
 

 
 
NHÀ CHỒI
 
 
NHÀ CHỒI       
 
 
NHÀ CHỒI       
       
 
                                                             LÀ LÁ
 
 

                                                                                                                NHÀ DÂN
 
 
SÂN BÓNG
MI NI
 
VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
HỒ CHỨA NƯỚC
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

                                                     NHÀ DÂN
 
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY:
I. Vị trí địa lý: (3)
- Trường mẫu giáo Phước Lý, toạ lạc tại ấp Phước Lý xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An, có các hướng tiếp giáp:
- Phía đông: giáp đường kinh bà Giáng
- Phía Tây: giáp nhà dân
- Phía Nam : giáp nhà dân
- Phía Bắc : giáp nhà dân
II. Giao thông phục vụ chữa cháy: (4)
- Giao thông bên trong: Trường mẫu giáo Phước Lý, nằm cạnh đường kênh Bà Giáng thuận lợi  cho công tác triển khai các hoạt động chữa cháy, thoát nạn, di chuyển tài sản, ngăn cháy lan và khi có sự cố cháy xảy ra.
- Giao thông bên ngoài: -Từ đội CC& CNCH khu vực Cần Giuộc đến trường mẫu giáo Phước Lý khoảng cách 15kmqua các tuyến dường như sau:
Tuyến đường chính: Cổng đội CC& CNCH khu vực Cần Giuộc ra TL830 rẽ phải đến ngã tư Chợ Trạm, đi thẳng hướng ngã tư Rạch Kiến, đến ngã ngã tư Rạch Kiến rẽ phải vào TL835B. Đi thẳng qua UBND xã Phước Lý, cơ sở nằm bên phải
Đoạn đường từ Đội CC& CNCH khu vực Cần Giuộc đến cơ sở, nhiều điểm giao thông, tập trung đông người, đặc biệt là giờ cao điểm công nhân đi làm và tan ca rất đông.Lái xe cần chú ý lưu thông trên đoạn đường này, đay là yếu tố chính làm hạn chế tốc độlưu thông của phương tiện chữa cháy
 
STT Nguồn nước Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) Vị trí, khoảng cách nguồn nước Những điểm cần lưu ý
1 2 3 4 5
I. Bên trong:
1 Hồ nước chứa nước sinh hoạt và chửa cháy
 
30 m3 Phía trước Trong khuôn viên trường Có máy bơm cơ sở chữa cháy ban đầu
II. Bên ngoài:
1 Kênh nông thôn Vô tận tùy theo mùa Trước cổng trường 1m Xe, máy bơm chữa cháy hút nước được
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng:
- Trường MG Phước Lý là cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi.
- Diện tích mặt bằng của cơ sở là: 2800m2, diện tích xây dựng khoảng 485 m2 cơ sở xây dựng với kiến trúc có 01  chệch 01 lầu gồm 4 phòng học và 6 phòng chức năng, sân chơi…..Các hạng mục công trình cụ Thể sau:
- Kết cấu xây dựng bằng tường, cốt thép, bật II chịu lửa với diện tích 485 m2 dùng làm nơi nuôi dạy trẻ, phòng ngủ, hành lang, lối đi lại và các hạng mục khác….
- Khu 1 ( chệch): gồm có 02 phòng học, 01 văn phòng, 01 phòng HT, 01 phòng P.HT,01 phòng  y tế, 01 nhà vể sinh
-  Khu 2( lầu ): gồm 02 phòng học; 01 phòng đa năng; 01 phòng nghệ thuật
- Bên trong tòa nhà (có 1 cầu thang bộ thang thoát hiểm) lên xuống dùng thoát nạn bên trong tòa nhà.
- Số nhân viên làm việc tại cơ sở: 1 người.
V. Tính chất đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: (6)
1.Tính chất nguy hiểm cháy, nổ, độc:
- Cơ sở chất cháy chủ yếu là: Bàn ghế, vi tính, giấy tờ, phong màn, thiết bị điện tử, hệ thống điện…
- Trường  mẫu giáo Phước Lý là trường tập trung đông học sinh bình quân thường có khoảng 146 học sinh học tập và giáo viên và sinh hoạt tại trường. Vậy nên khi xảy ra cháy, dù cháy lớn hay cháy nhỏ thì yếu tố tâm lý sẽ tác động rất lớn tới tư tưởng của các em học sinh. Theo phản xạ tự nhiên và bản năng của con người khi có cháy thì sẽ nhanh chóng tìm lối thoát nạn càng nhanh càng tốt. Do vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ thì lực lượng cơ sở sẽ hết sức gặp khó khăn khi phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ : như trấn an tâm lý, hướng dẫn thoát nạn, cứu người, di chuyển tài sản, ngăn chặn cháy lan, chữa cháy… các lối thoát nạn bằng thang bộ sẽ chật kín người do lượng người thoát từ tầng trên xuống.
- Khi đám cháy phát sinh thì ngọn lửa sẽ lan truyền theo các loại chất cháy được phân bố trong các lớp học hoặc phòng thực hành. Vận tốc lan truyền lớn do các loại chất cháy như đã nêu trên là 0,4 - 0,6m/phút…khi cháy thì ngọn lửa thường phát triển theo hướng thẳng đứng, ngọn lửa cháy lan theo các vật liệu dễ cháy hoặc cháy theo các đường ống nhựa, hệ thống dây dẫn điện nối liền giữa các tầng hoặc do các sản phẩm cháy có kèm theo tàn lửa. Khi cháy diễn ra ở các tầng càng cao thì tình huống cháy càng phức tạp. Bên cạnh hướng cháy lên cao thì đám cháy còn lan sang các khu vực lân cận và các tầng ở phía dưới.
Khi xảy ra cháy nhanh chóng lan truyền theo hệ thống điện các thiết bị điện, tải trọng chất cháy có trên bề mặt bàn ghế, vi tính, giấy tờ, thiết bị điện tử…và các vật liệu dễ cháy thời gian cháy tự do kéo dài, nhiệt độ đám cháy tăng cao tạo ra sản phẩm cháy, khói, khí độc hại CBCNV thoát hiểm hỗn loạn, các cấu kiện xây dựng biến dạng, sụp đổ, công tác tổ chức cứu chữa vụ cháy trở nên khó khăn phức tạp.
Khi xảy ra cháy ở bất cứ khu vực nào của cơ sở nếu phát hiện và chữa cháy không kịp thời có thể dẫn đến cháy lan và cháy lớn, đồng thời nếu không tổ chức tốt công tác thoát nạn rất có khả năng thiệt hại về người, tài sản và nhanh chóng lan ra toàn bộ các khu vực lân cận. Đám cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, gây khó khăn cho công tác cứu người bị nạn và triển khai chữa cháy.
Nguồn nhiệt chính làm phát sinh cháy, nổ: Sự cố hệ thống điện khi sử dụng, lửa trần (bất cẩn trong đun nấu, hút thuốc vứt tàn, vi phạm các quy định về PCCC, hệ thống điện chạm chập), nguồn nhiệt do cháy lan.
2. Một số chất cháy đặc trưng có trong cơ sở:
+ Chất cháy là giấy: đây là loại vật liệu dễ cháy, thành phần hóa học chủ yếu là xenlulo, có một số tính chất sau:
  Nhiệt độ tự bắt cháy 184 0C.
  Vận tốc cháy khối lượng 27,8 kg/m2.h
  Vận tốc cháy lan từ 0,3 ÷ 0,5 m/ph
  Nhiệt lượng cháy 13480 KJ/kg
  Nhiệt độ của đám cháy từ 1347 – 1547 0C
+ Chất cháy là gỗ: Gỗ là loại vật liệu thuộc nhóm dễ cháy, phổ biến của chất cháy rắn sử dụng dưới dạng vật dụng như: bàn ghế văn phòng, sản phẩm mỹ thuật … tốc độ cháy lan của gỗ theo bề mặt ngang khi không có tác động của gió khoảng 1m/phút, theo chiều sâu khoảng 0,2 ÷ 0,5m/phút. Do vậy khi xảy ra cháy khả năng lan truyền của ngọn lửa rất lớn, từ 1 ÷ 3m/phút. Khi 1kg gỗ cháy, nhiệt lượng tỏa ra khoảng Qc = 16500KJ. Nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 10470C – 11470C. Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2, H2O và khoảng 10÷20% khối lượng than gỗ (các thông số trên phù hợp với nhóm 4 có độ ẩm khoảng 15%). Vì vậy khi cháy gỗ thường cháy lâu âm ỉ, gây khó khăn cho việc chữa cháy.
+ Chất cháy là nhựa tổng hợp: nhựa tổng hợp và chế phẩm từ polymer có trong cơ quan dưới dạng vỏ thiết bị máy móc, dây dẫn điện, dụng cụ văn phòng…nhựa tổng hợp là những hợp chất polymer dưới tác dụng của nguồn nhiệt có nhiệt độ cao polymer bị cháy và tạo ra nhiều khói, khí độc. Đặc tính của nhựa tổng hợp là khả năng nóng chảy và tính linh động của nó ở dạng lỏng có khả năng cháy lan, vì vậy đám cháy có khả năng phát triển nhanh thành đám cháy lớn. Sản phẩm cháy có nhiều khói, khí độc như: CO, Cl, HCl, HCN, Anđêhit… và tạo ra lượng lớn khói tỏa ra xung quanh bốc lên cao làm ảnh hưởng đến công tác thoát nạn và triển khai các hoạt động chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.
  Thời gian cháy tự do kéo dài, bức xạ nhiệt lớn, đối lưu không khí mãnh liệt, sinh ra nhiệt độ cao làm biến dạng sụp đổ các cấu kiện xây dựng, sinh ra nhiều khói khí độc che phủ toàn bộ khu vực, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, di chuyển tài sản, sẽ cháy lan sang các khu vực khác, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây phức tạp về tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Chính những yếu tố và điều kiện nguy hiểm về cháy nổ như đã nêu trên, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn mọi người nghiêm túc chấp hành và thực hiện điều kiện an toàn PCCC ngay từ khi triển khai xây dựng, đặt lên hàng đầu công tác PCCC, tính toán các giải pháp và điều kiện an toàn PCCC, có trách nhiệm tham gia chữa cháy khi có sự số, trang bị các phượng tiện và trang thiết bị phục vụ công tác chữa cháy đáp ứng các yêu cầu theo qui định, thay thế các thiết bị đã cũ kỹ không đảm bảo an toàn, quản lý chặt chẽ các thiết bị tiêu thụ điện và hệ thống điện, tăng cường trực bảo vệ, quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy, cam kết không để xảy ra cháy nổ và thực hiện đầy đủ các kiến nghị về PCCC.
Với đặc điểm tập trung đông người trong giờ làm việc, nên khi xảy ra cháy công tác cứu người bị nan gặp nhiều khó khăn do tâm lý hoảng loạn, chen lấn của công nhân viên trong đám cháy, có thể dẫn đến thương vong nếu không làm tốt công tác hướng dẫn thoát nạn.
VI. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng: (7)
- Cơ sở đã thành lập đội PCCC với 10  đội viên đã được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do ông/bà  Nguyễn Thi. Kim Loan làm đội trưởng; SĐT: 0938221045 chịu trách nhiệm về tổ chức và thực hiện tốt công tác PCCC và CNCH tại cơ sở, chỉ huy cứu chữa khi có cháy, nổ xảy ra, cứu người, di chuyển tài sản và báo cho các lực lượng khác đến hỗ trợ; lực lượng này biết sử dụng thành thạo (lăng, vòi chữa cháy nếu có) và các bình chữa cháy, biết phòng ngừa và loại trừ các nguyên nhân và điều kiện có thể xảy ra cháy, nổ tại cơ sở.
- Do những đặc điểm và tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đã nêu trên, cơ sở chúng tôi luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, nội quy, quy định về PCCC cơ sở như:
+ Thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ trong cơ sở thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn về điện, quản lý chặt chẽ nguồn lửa và nguồn nhiệt khác.
+ Trang bị biển cấm hút thuốc, biển cấm lửa, nội quy tiêu lệnh PCCC bố trí tại các nơi báo hiệu nguy hiểm dễ xảy ra cháy, nổ để mọi người nâng cao cảnh giác đề phòng cháy, nổ.
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
+ Lực lượng tại chỗ đã được tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC theo quy định.
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc:  11người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: 01 người (ban đêm).
VII. Phương tiện chữa cháy tại chỗ: (8)
STT Chủng loại phương tiện chữa cháy Đơn vị tính Số lượng Vị trí bố trí Ghi chú
1 Máy bơm chữa cháy   2 Trên nấp hồ nước  
2 Hộp chữa cháy vách tường   1 Trước trường  
3 Vòi B      
4 Lăng B      
5 Bình Bột   10 Lầu 4 bình, chệch 6 bình trước lớp  
6 Bình khí CO2      
7 khác   5 Cuốc, len, xà ben, búa tạ, kèm phía trước  
 
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY:
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất: (9)
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Xảy ra cháy tại văn phòng
- Thời điểm xảy ra cháy: Vào lúc 8 giờ 00 phút ngày X tháng Z năm 2022.
- Nguyên nhân cháy:
+ Do ngọn lửa trần: Có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân như sửa chữa, hút thuốc…
+ Do sự cố hệ thống điện: dây dẫn điện quá tải, ngắn mạch, điện trở tiếp xúc kém, sự cố thiết bị điện.
+ Do vi phạm quy định an toàn PCCC như không đảm bảo khoảng cách nguồn lửa nguồn nhiệt, sử dụng thiết bị điện ngoài thiết kế.
- Chất cháy chủ yếu là: giấy
- Khi xảy ra cháy không phát hiện kịp thời đám cháy phát triển nhanh chóng và lan rộng ra toàn bộ khu vực, do trong khu vực cháy bố trí nhiều giấy bố trí đều trên bề mặt diện tích sàn, nên đám cháy phát triển nhanh và lan nhanh ra các hướng, do tác động nhiệt và bức xạ nhiệt, nhiệt độ vùng cháy cao tạo thành đám cháy lớn, khi cháy sinh ra nhiều khói và khí độc… Do đó cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện tham gia chữa cháy. Nhưng nếu phát hiện kịp thời diện tích đám cháy nhỏ, lực lượng chữa cháy giải quyết tốt, dập tắt kịp thời.
- Dự kiến số người thoát nạn: Số người thoát nạn tại thời điểm xảy ra sự cố cháy, nổ: 146 người.
- Dự kiến số người bị thương: Số người bị thương tại thời điểm xảy ra sự cố cháy, nổ: 0  người.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:(10)
Lực lượng chữa cháy tại chỗ gồm 10 người, sử dụng tất cả phương tiện chữa cháy được trang bị tại chỗ như: Bình chữa cháy các loại; máy bơm nước, vòi, lăng chửa cháy… bố trí ở các cửa ra, vào. Chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ là người đứng đầu cơ sở, người được ủy quyền, đội trưởng đội PCCC cơ sở.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, đội PCCC cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Tổ 1: Thông tin liên lạc: (gồm 1 đội viên)
Khi phát hiện có cháy, tổ thông tin liên lạc có nhiệm vụ báo động toàn bộ cơ sở bằng chuông báo cháy hoặc bằng kẻng, báo cho lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất biết vị trí, tình hình diễn biến đám cháy, gọi điện thoại báo cháy đến Phòng CS PCCC và CNCH - Công an tỉnh Long An (Đội chữa cháy khu vực quản lý) theo số “114” hoặc số “02723.989257 (hoặc sđt đội khu vực), ngắt điện khu vực cháy xảy ra hoặc ngắt điện toàn bộ cơ sở. Ngoài ra điện thoại báo cháy cho các lực lượng khác như: Công an Phường/xã 0947409559. Thông báo cho mọi người trong khu vực cháy phải thật bình tĩnh theo hướng chỉ dẫn để thoát ra ngoài. Đón và hướng dẫn xe chữa cháy đến điểm tập kết, thông báo với lực lượng PCCC chuyên nghiệp khu vực có nước để lực lượng, phương tiện chữa cháy tiếp cận lấy nước thuận lợi.
* Tổ 2: Tổ cứu thương, hướng dẫn thoát nạn: (gồm 1 đội viên)
Thực hiện các nhiêm vụ sau:
+ Cứu người bị nạn, hướng dẫn người thoát nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm.
+ Mở tất cả các cửa thoát nạn tại khu vực cháy; hướng dẫn mọi người di chuyển theo hướng các cửa ra khỏi khu vực cháy (theo sơ đồ thoát nạn).
+ Trong quá trình hướng dẫn thoát nạn lưu ý hướng dẫn người thoát nạn bình tĩnh, cúi thấp người để không bị nhiễm khói, khiêng dìu những người bị ngã trong quá trình thoát nạn ra nơi an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực lượng y tế chuyển thương.
+ Tổ chức tìm kiếm, cứu người bị nạn, người bị thương từ khu vực cháy, trên đường thoát nạn ra khu vực tập kết nạn nhân; phối hợp với nhân viên y tế tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và chuyển thương.
+ Tổ chức điểm danh, kiểm diện những người đã thoát ra khu vực an toàn, tiếp tục tổ chức tìm kiếm các khu vực khác của cơ sở để đảm bảo chắc chắn không còn người, nếu còn người bị nạn lập tức đưa ra khu vực an toàn, lưu ý tìm kiếm trong các khu vực khuất do người bị nạn mất bình tĩnh và ẩn nấp.
+ Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy.
* Tổ 3: Tổ chữa cháy: (gồm 1 đội viên)
Thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tập trung dùng bình chữa cháy được trang bị trong cơ sở tổ chức chữa cháy ban đầu. (Triển khai lực lượng, phương tiện lăng, vòi chữa cháy từ các hộp họng vòi chữa cháy vách tường để chữa cháy, ngăn cháy lan nếu có),... Xác định hướng lan truyền của đám cháy để tập trung khống chế và dập tắt đám cháy hoàn toàn.
+ Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến đám cháy, tổ chữa cháy phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
* Tổ 4: Tổ di chuyển tài sản: (gồm 1 đội viên)
Tập trung di chuyển tài sản đến nơi an toàn, tạo khoảng cách ngăn cháy lan, phối hợp cùng lực lượng bảo vệ quản lý tài sản, bảo vệ hiện trường không để người không có trách nhiệm vào khu vực cháy có những hành động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự nơi xảy ra cháy.
* Tổ 5: Tổ bảo vệ hiện trường: (gồm 1 đội viên)
Phối hợp cùng lực lượng công an địa phương, dân phòng chốt chặn cửa ra vào của cơ sở, không để người không có nhiệm vụ vào cơ sở gây cản trở việc chữa cháy. Có trách nhiệm phối hợp cùng lực lượng CS.PCCC&CNCH và các lực lượng khác thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nghiêm cấm người không có trách nhiệm vào khu vực cháy, giữ nguyên hiện trường phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, cho đến khi có quyết định, hoặc có ý kiến chỉ đạo của tổ điều tra thì mới được giải tỏa và thu dọn hiện trường.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ(2)
 
Điểm chính ẤP Phước Lý
 
     GÒ ĐEN                ĐƯỜNG 835B                  NGÃ TƯ PHƯỚC LÝ
 
 
 

                                           ĐƯỜNG KÊNH BÀ GIÁNG
 
        CẦU
 
  CỔNG TRƯỜNG
 

                                                                 
 
                                   
 
                                                      SÂN  CHƠI 
 
 
 
 
 
                              
 
 
 
 
 
 
 
                                      
                                SÂN CHƠI
                             
PHÒNG BV
 
 
     
 
NHÀ XE
 
 
 

 
 
 
VƯỜN      HOA
 NHÀ
 DÂN
 
 
LÁ 3                      LÁ 1
 
 
 
 
 
LÁ 4                      LÁ 2
 
 
 
 
 
P. ĐA NĂNG      VĂN PHÒNG              
 
 
 
 
P.THỂ CHẤT         P.HT
 
                            P.PHT
           
                                P.YT
 
 
             KHU VS
 
 
 
 
 
 
 

 
 
NHÀ CHỒI
 
 
NHÀ CHỒI       
 
 
NHÀ CHỒI       
       
 
                                                             LÀ LÁ
 
 

                                                                                                                NHÀ DÂN
 
 
SÂN BÓNG
MI NI
 
VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
HỒ CHỨA NƯỚC
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

                                                     NHÀ DÂN
 
II. Phương án xử lý các tình huống đặc trưng: (12)
* Tình huống 1:
Tình huống 1:
- Cháy có thể xảy ra tại khu vực có nguy cơ cao ( Khu vực văn phòng)
-Dự kiến thời gian cháy lúc ban đêm, ngày nghỉ, hoặc ngay trong giờ làm việc
* Nguyên nhân xảy ra cháy :
- Do sự cố hệ thống điện (ngắt mạch, quá tải);
- Do vi phạm cac quy định ATPCC;
- Do bất cẩn trong đun nấu, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt;
- Do đốt phá hoại hoặc cháy lan từ ngoài vào.
* Chất cháy chủ yếu là các loại thực phẩm, dụng cụ phục vụ nấu ăn...
* Khả năng cháy lan nhanh trên bề mặt, cháy ngún khi có đủ điều kiện bùng cháy nhanh, nếu phát hiện ngọn lửa nhanh chống bao trùm toàn bộ khu vực nhà kho và khả năng cháy lan sang các khu vực lân cận.
*Thời gian cháy tự do kéo dài sẽ làm biến dạng, sụp đổ các cấu kiện xây dựng trong cơ sở và cháy lan nhanh sang các khu vực khác tạo ra nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn,  khói, khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người ảnh hưởng cho việc triển khai cứu chửa.
- Dự kiến người bị nạn trong đám cháy có thể 10-20 người (phần lớn do trẻ em không thoát nạn kịp,hoặc cán bộ giáo viên tham gia chữa cháy và di chuyển tài sản bị ngạt do hít phải khói- khí độc Hoặc va chạm với vật cứng)
-Thời gian huy động lực lượng 04 phút.
-Thời gian cảnh sát PCCC& CNCH nhận tin 01 phút.
-Thời gian xe chửa cháy lưu thông trên đường 15 phút.
-Thời gian nắm tình hình, trinh sát và triển khai chửa cháy 02 phút.
- Tổng thời gian cháy tự do 22 phút.
*Tình huống cụ thể :
- Cháy xảy ra tại phòng học, thời gian xảy ra cháy vào lúc 16h-16h30 phút.
Nguyên nhân do sự cố hệ thống điện quá tải, thời điểm xảy ra cháy là thời gian giáo viên chuẩn bị trả trẻ. Do đặc điểm khi cháy sinh ra lượng khói lớn nên việc tiếp cận để sử dụng bình chữa cháy không hiệu quả. Cùng với việc triển khai các hoạt động chữa cháy của lực lượng tại chổ,giáo viên của trường điện thoại số 114 báo cho đội CC& CNCH khu vực Cần Giuộc đến hổ trợ. Thời điểm giả định theo phương án la giờ cao điểm nên việc lưu thông của phương tiện chửa cháy bị ảnh hưởng, thời gian cháy tự do khoảng 22 phút
-Khả năng phát hiện của đám cháy : Do đám cháy xảy ra vào cuối giờ chiều nên việc phát hiện xảy ra và báo cháy chậm. Đám cháy chủ yếu phát triển theo hình thức truyền nhiệt trực tiếp, bức xạ nhiệt, ngọn lửa sẽ nhanh chống lan ra theo lượng chất cháy có trong  phòng, cháy tỏa ra nhiều khói khí độc. Đám cháy lan ra một phần ngoài hành lan, và quanh hàng rào, bức xạ nhiệt từ đám cháy lớn cùng với lượng khói,  khí độc cao ảnh hưởng đến công tác cứu chửa, nhiệt độ cao từ vùng cháy có thể làm cho kết cấu vật liệu xây dựng bị biến dạng, có khả năng dẫn đến sụp đổ.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
- Lực lượng  chửa cháy tại chổ sử dụng các dụng cụ, phương tiện chưa cháy hiện có dập tắt đám cháy như bình chữa cháy.
-Đội trưởng đội PCCC tại chổ chỉ huy và phân công chức năng, nhiệm vụ chữa cháy như sau:
-Khi nghe thông tin cháy nhanh chống bóa động huy động mọi người tham gia chữa cháy (hoặc người phát hiện cháy đầu tiên)
-Điện thoại báo cho đội CC&CNCH khu vực Cần Giuộc, Công an xã, Công an huyện theo cca1 số niêm yết, thường xuyên túc trực để sử lý các thông tin có liên quan.
- Cắt điện, triển khai chữa cháy bằng các phương tiện hiện có, ngăn chặn cháy lan, di chuyển tài sản chưa cháy đến khu vực an toàn , báo cáo tóm tắt diễn biến của đám cháy và quá trình chữa cháy cho lực lượng đến hổ trợ và hướng dẫn, những nơi có nhiều chất cháy nguy hiểm có thể ảnh hưởng đế người tham gia chữa cháy; Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban chỉ huy chửa cháy phân công.
- Không cho những người không có trách nhiệm váo nơi xảy ra cháy, hướng dẫn lực lượng tham gia chửa cháy, bảo vệ hiện trường, cung cấp thông tin có liên quan cho cành sát PCCC&CNCH, hướng dẫn mọi người thoát nạn đến khu vực an toàn.
- Phục vụ nhiên liệu cho các phương tiện chữa cháy, chăm lo đời sống cho những người tham gia chữa cháy, đáp ứng các yêu cầu khác khi ban chỉ huy điều động.
- Huy động các lực lượng khác tham gia và thực hiện nhiệm vụ như:
- Công an xã, huyện nắm tình hình cùng triển khai chữa cháy, cứu nạn, di chyển tài sản, ngăn chặn cháy lan. Bảo vệ hiện trường cháy, lấy lời khai nhân chứng liên quan cung cấp cho vụ cháy, mở hồ sơ vụ án, chủ trì điều tra tìm nguyên nhân và đề xuát các biện pháp xủ lý.
- Điện lực cắt, đóng điện theo sự phân công của ban chỉ huy chữa cháy để đảm bảo an toàn về điện.
-Bệnh viện thực hiện sơ cứu những người bị nạn, bị thương trong quá trình tham gia chửa cháy, cứu nạn.
-Các lực lượng khác thực hiện theo sự  phân công của ban chỉ huy chửa cháy
Khi xảy ra cháy báo động, hướng dẫn mọi người thoát nạn , cứu nạn; triển khai  các dụng cụ, phương tiện chữa cháy theo hướng tấn công chính nhằm ngăn chặn cháy lan, xác định đúng hướng gió và ngọc lữa lan truyền. cụ thể phân công thực hiện đúng quy trình cứu chữa cháy như:
-Cúp điện toàn bộ khu vực cháy.
-Dung bình chữa cháy phun chất chữa cháy vào đám cháy khống chế ngọn lửa
- Hướng dẫn thoát nạn, cứu nạn, di chuyển tài sản:
- Lực Lượng  bảo vệ không cho người lạ, không có trách nhiệm vào trường
- Tất cả mọi người có mặt có trách nhiệm thay phiên nhau chửa cháy, di chuyển tài sản và bảo vệ tài sản.
- Tất cả các lực lượng triển khai đồng loạt, quyết tâm chửa cháy ngăn cháy lan qua qua các khu vực khác, nếu phát sinh nguy cơ đe dọa có thể tháo gỡ mái để cách ly, tổ chức thoát khói
- Liên lạc thông báo nhanh cho các lực lượng đến ứng cứu năm và triển khai nhanh.
          * Tình huống 2:
Cháy có thể xảy ra tại lớp lá 2.
 *Tổ chức triển khai chữa cháy :
 *Sơ đồ trải khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:
* Nghiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy  tại chỗ khi lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy
=> Tất cả đều giống như tình huống trên.
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY: (13)
TT Ngày, tháng, năm Nội dung bổ sung, chỉnh lý Người xây dựng phương án ký Ngưi phê duyệt phương án ký
1 2 3 4 5
1 30/9/2022 Bổ sung địa điểm
Có thêm dụng cụ CC: hệ thống PCCC
Hiệu trưởng Công an huyện
 
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY: (14)
Ngày, tháng, năm Nội dung, hình thức học tập, thực tập Tình huống cháy giả định Số người, phương tiện tham gia Kết quả (đạt/không đạt)
1 2 3 4 5
5/10/2022 Triển khai kế hoạch PCCC ; Phương án PCCC
Thông qua quyết định đội PCCC…
2 giả định 20/20 Đạt
 
 
Long An, ngày ....... / ...... /2022
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Phước Lý, ngày 28/ 10/2022
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể. 
(1) - Tên của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) - Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.
(3) - Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(4) - Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy.
(5) - Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.
(7) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(8) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định).
(9) - Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được. Cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
 (10) - Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(11) - Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn công chính… (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định).
(12) - Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài. 
(13) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo). 
(14) - Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
(15) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này.
(16) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(17) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.
 
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Tác giả: Nhuyễn Thị Kim Loan