KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cho Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non Năm học: 2022– 2023
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ Số: 391 KH-MGPL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Lý , ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
Bồi dưỡng thường xuyên cho Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Năm học: 2022– 2023
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 28/08/2019 V/v Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/08/2019 V/v Ban hànhChương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ năm học 2022-2023 của nhà trường;
Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo cho CBQL và giáo viên mầm non năm học 2022 – 2023 và tình hình thực tế của đơn vị. Trường Mẫu giáo Phước Lý xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, năm học 2022 – 2023 như sau:
I.Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên:
Nhằm nâng cao tinh thần học tập bồi dưỡng của Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
Phát triển năng lực dạy học, kỹ năng giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non với trẻ năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn trường; Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV mầm non; Nâng cao nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện các nội dung chương trình năm học 2022 – 2023 cho CBQL và GVMN.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; Nâng cao năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường.
1.Đối tượng bồi dưỡng:
Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại trường MG Phước Lý.
II. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:
1.Khối kiến thức bắt buộc:
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/năm học/giáo viên.
* Thời gian bồi dưỡng: lịch bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục.
- Nội dung cốt lõi, những điểm mới trong văn kiện Hội nghị lần thứ tư, lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII);
- Nội dung cốt lõi chuyên đề năm 2022 của tỉnh về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về những phẩm chất (giá trị cốt lõi) của cán bộ, đảng viên cần tiếp tục rèn luyện, phát huy trong giai đoạn hiện nay” và chuyên đề của huyện về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả cải cách hành chính; đột phá công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm năm 2022”;
- Tình hình thế giới và trong nước nổi bật; tình hình kinh tế, văn hóa-xã hội nổi bật của huyện 06 tháng đầu năm 2022;
- Một số nội dung liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An;
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng 2: Khoảng 40 tiết/năm học.
* Bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, GVMN 40 tiết với các nội dung sau:
Chuyên đề 1: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và gia đình trẻ nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong bối cảnh dịch bệnh.
Chuyên đề 2: Hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Chuyên đề 3: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Chuyên đề 4: Hướng dân giáo viên nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình.
Chuyên đề 5: Giáo dục kỹ năng tiên học đường cho trẻ em khuyêt tật học hòa nhập tại các cơ sở GDMN.
Chuyên đề 6: Bồi dưỡng năng lực giáo dục cảm xúc cho trẻ trong cơ sở GDMN.
Chuyên đề 7: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển các biêu tượng toán cho trẻ mầm non
Chuyên đề 8: Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Chuyên đề 9: Hướng dẫn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
Chuyên đề 10: Hướng dẫn giáo dục giới trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.
Chuyên đề 11: Hướng dẫn xây dựng, sử dụng công cụ đánh giá thực hiện chương trình GDMN
1.3. Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3: 40 tiết/năm học/giáo viên
CBQL tự lựa chọn mô đun phù hợp với nhu cầu của cá nhân và quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/08/2019 V/v Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL; Mỗi Giáo viên tự chọn các mô đun phù hợp với nhu cầu của cá nhân và quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/08/2019 V/v Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; hoặc dựa vào tài liệu BDTX nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp và đạo đức nghề nghiệp CBQL và giáo viên MN năm học 2022-2023
Về thời lượng thực hiện khối kiến thức này. Mỗi giáo viên tự chọn 2 module trên cơ sở các moddul được giáo viên lựa chọn, nhà trường sẽ giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên để kịp thời rút kinh nghiệm.
III.Hình thức bồi dưỡng thường xuyên:
Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ tại các tổ chuyên môn, nhà trường.
Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn giáo viên tự học, thực hành, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.
Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
Về tài liệu nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung 3), được đăng tải trên Website nhà trường sẽ căn cứ nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân mà hướng dẫn, cung cấp tài liệu (Sách BDTX năm 2022-2023). Ngoài ra, giáo viên có thể tìm hiểu nội dung khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ban hành kèm theo Thông tư số 12: Từ Module MN1 đến Module MN 40; giáo viên tự lựa chọn các mô đun bồi dưỡng.
IV.Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo Quy chế phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Đặc biệt là phải làm cho mỗi giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên:
Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
2.Phương thức đánh giá kết quả BDTX:
2.1. Hình thức đánh giá kết quả BDTX
Để đánh giá được kết quả BDTX của cá nhân thì giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày, các báo cáo chuyên đề. Hiệu trưởng cùng với các phó hiệu trưởng nhà trường tổ chức đánh giá. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).
2.2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).
2.3. Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên): 3.
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định.
V.Xếp loại kết quả BDTX:
1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
Loại K nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 8 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
Loại G nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không
có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
VI.Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên rồi nộp về Phòng để Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX.
VII.Tổ chức thực hiện:
1.Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.
Tổ chức các chuyên đề cho CBQL và giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học.
2.Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
Cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tham gia quản lý chỉ đạo, kiểm tra giáo viên thực hiện công tác lập kế hoạch và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên.
Tổ chức học tập trung theo các chuyên đề hoặc các module tự chọn của giáo viên
Tham dự sinh hoạt chuyên môn toàn trường, tổ chuyên môn để giải đáp thắc mắc của giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm
3.Trách nhiệm của giáo viên:
Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cấp và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị.
Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch
BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của Trường Mẫu giáo Phước Lý năm học 2022 – 2023, nhà trường yêu cầu tất cả CBQL, giáo viên nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT (báo cáo);
- BGH, TTCM, Giáo viên (để thực hiện);
- Lưu VT.
Nguyễn Thị Kim Loan