KẾ HOẠCH Về việc quản lý, bảo quản, sử dụng, sữa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng tài sản- thiết bị dạy học
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số:257/ KH-MGPL Phước Lý, ngày 14 tháng 9 năm 2022
KẾ HOẠCH
Về việc quản lý, bảo quản, sử dụng, sữa chữa, thay thế
thiết bị hư hỏng tài sản- thiết bị dạy học
Căn cứ Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục đào tạo, Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Công văn số1606 /GDĐT –TH, ngày 11 tháng 8 năm 2022 V/v hướng dẫn công tác chuẩn bị năm học 2022-2023 cấp mầm non
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của trường;
Căn cứ tình hình cơ sở vật chất hiện tại. Trường mẫu giáo Phước Lý lập kế hoạch quản lý, bảo quản, sử dụng, sữa chữa, thay thế tài sản, thiết bị dạy học hư hỏng như sau:
I. Mục tiêu
Kiểm tra tu bổ hồ sơ, sửa chữa và mua sắm thường xuyên các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác giảng dạy.
Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo và sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa chữa thay thế tài sản, thiết bị kịp thời phục vụ công tác giảng dạy, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
II. Nội dung
1. Quản lý tài sản – thiết bị:
Tài sản – thiết bị khi nhận về, cán bộ quản lý tài sản cập nhật vào sổ quản lý, chỉ đạo bộ phận kế toán cập nhật phần mềm lưu trữ đúng theo quy định, sau đó lập biên bản bàn giao cho điểm trưởng, tổ trưởng chuyên môn hay giáo viên quản lý và sử dụng, bảo quản trong năm học.
Theo dõi, chỉ đạo việc nghiên cứu khai thác sử dụng, bảo quản các tài sản, trang thiết bị dạy học được giao cho các cá nhân quản lý trên sổ sách và sổ theo dõi sử dụng.
Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đã được giao. Phối hợp với các tổ chuyên môn để chỉ đạo thực hiện, đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học, thực hành của giáo viên trong Tổ.
Thực hiện kiểm kê định kì hàng năm, đề xuất tham mưu với Hiệu trưởng trong việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường.
2. Bảo quản tài sản – thiết bị
Giáo viên khi nhận tài sản, thiết bị phải có biên bản giao nhận cụ thể và thường xuyên giữ gìn tài sản thiết bị, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng hiệu quả.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản, thiết bị chung của trường cho CB-GV-CNV, học sinh.
Phối hợp với bộ phận Công đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc bảo quản tài sản nhà trường của GV, NV và học sinh; giữ gìn vệ sinh, môi trường: Xanh - Sạch - Đẹp.
3. Sử dụng tài sản- thiết bị
Tổ chuyên môn tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt cấp tổ trao đổi kinh nghiệm về sử dụng tài sản, thiết bị dạy học. Mỗi tổ chuyên môn quy định cho giáo viên khi lên kế hoạch bài giảng đối với mỗi chuyên đề mình phụ trách phải có kế hoạch về thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng đó. Việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng phải đúng mục đích của hoạt động.
Hàng năm có biên bản bàn giao tài sản, thiết bị giữa bộ phận quản lý tài sản, thiết bị và giáo viên sử dụng 02 lần trong năm: lần thứ 1 là đầu năm, cán bộ quản lý bàn giao tài sản, thiết bị cho giáo viên sử dụng và lần 2 là cuối năm học giáo viên bàn giao tài sản, thiết bị cho bộ phận quản lý tài sản- thiết bị nhà trường.
4. Sửa chữa, thay thế tài sản- thiết bị hư hỏng
Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có, cũng như sửa chữa kịp thời, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
Có kế hoạch cải tạo và sửa chữa nhỏ trong tháng 9 để kịp thời phục vụ năm học mới
Khi tài sản, thiết bị khi sử dụng bị hư hỏng thì giáo viên, các tổ chuyên môn đề xuất với bộ phận có liên quan vào việc bổ sung, sửa chữa, mua sắm thay thế đồ dùng, trang thiết bị ; PHT phụ trách cơ sở vật chất sẽ trình Hiệu trưởng phê duyệt để có kế hoạch trang bị, thay thế đầy đủ, kịp thời cho năm học.
Phụ trách cơ sở vật chất có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch để đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
Qui định thời gian kiểm kê cụ thể: đầu năm học (tháng 09); giữa năm học (cuối tháng 12) và cuối năm học (tháng 6).
III. Biện pháp thực hiện
Đầu năm học Hiệu trưởng ra Quyết định thành thành lập Ban quản lí cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học. Phân công cô Mai Thị Thanh Vân là trưởng ban phụ trách quản lý tài sản, thiết bị. Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình. Và khi có những tài sản thiết bị bị hư hỏng cấp bách thì phải trang bị thay thế ngay để không ảnh hưởng đến công tác phục vụ giảng day và sẽ công khai vào phiên họp nhà trường vào tháng tiếp theo.
Trưởng ban có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
Bộ phận quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học xây dựng kế hoạch quản lý và thường xuyên phối hợp với các bộ phận tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường lớp bằng nhiều hình thức: trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các phong trào, các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên…
Các lớp phải thường xuyên sử dụng, bảo quản CSVC và thiết bị dạy học đầy đủ và có hiệu quả, hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy.
Trên đây là Kế hoạch hoạch quản lý, bảo quản, sử dụng, sữa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng tài sản- thiết bị dạy học của Trường Mẫu giáo Phước Lý năm học 2022 – 2023./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Toàn thể CBGV, NV (t/h) ;
- Lưu VT.
Nguyễn Thị Kim Loan
TM.HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Loan