Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT QUY CHẾ DÂN CHỦ Năm học 2022-2023

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
     TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
 

Số: 262 /KH - MGPL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
 

        Phước Lý, ngày  15  tháng 9 năm  2022
 
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT QUY CHẾ DÂN CHỦ
Năm học 2022-2023
 

Căn cứ việc thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị năm học 2022-2023. Nhà trường tổ chức họp rà soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược, từ đó đưa ra những điều chỉnh để thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ các cấp giao phó
I. Mục đích yêu cầu:
 Nhằm thực hiện tốt việc công khai minh bạch các hoạt động của nhà trường về chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và về thu chi tài chính để người học, các thành viên trong đơn vị và xã hội tham gia giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật.
 Chấn chỉnh kịp thời kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí xảy ra trong nội bộ đơn vị .
Nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý chất lượng giáo dục, tài chính, tài sản, nhằm củng cố tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm các thành viên trong đơn vị và xã hội.
 II. Yêu cầu:
 Việc thực hiện công khai của đơn vị phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai..
 Thông tin được công khai tại bảng kế hoạch hàng tháng tài vụ, trong các phiên họp lệ Chi bộ, Hội đồng, họp Ban đại diện CMHS và trên trang thông tin điện tử của nhà trường, phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
 Thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức công khai theo Quy chế thực hiện công khai đối với đơn vị Thông tư 36/2017 –BGD&ĐT, ngày 28/12/2017.
 Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng (Chương II; Phòng ngừa tham nhũng, Điều 12 Luật PCTN và thời điểm công khai được quy định tại  Thông tư 36/2017 –BGD&ĐT, ngày 28/12/2017.
III. Phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát:
1. Đối tượng giám sát:
- Kết quả rà soát đánh giá chiến lược phát triển nhà trường.
- Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
2. Nội dung giám sát.
- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Mạng lưới trường lớp được củng cố mở rộng, đủ năng lực huy động trẻ em đến trường, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Trường có 1 điểm chính  1 điểm phụ 6 lớp (trong đó 4 lớp lá, 2 lớp chồi) với tổng số trẻ  211 trẻ
- Huy động trẻ  từ 0 - 2 tuổi ra lớp:  44/ 268 tỉ lệ đạt 14.4%
- Huy động trẻ  từ 3 - 5 tuổi ra lớp:  237/435 tỉ lệ đạt 54.48 %
- Huy động trẻ  5 tuổi ra lớp:  163/163 tỉ lệ đạt 100 %
- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2022.
- 100 % trẻ đến trường lớp được học bán trú
- Duy trì sĩ số đến cuối năm: 100 %
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng ở tại lớp
- 100% trẻ ở các lớp được uống nước sạch, vệ sinh rửa mặt, rửa tay
- 100% các nhóm lớp có đủ nước sạch để vệ sinh
- 100% trẻ được khám sức định kì 2 lần/năm.
- 100% trẻ được cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm
- Công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi hoàn thành theo chỉ tiêu của phòng GD&ĐT
- Cơ sở vật chất được sửa chữa theo tình hình thực tế phục vụ cho hoạt động dạy và học; tài sản được quản lý chặt chẽ có kiểm tra và sử dụng đúng mục đích, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.
- Mỗi giáo viên xây dựng  kế hoạch thực hiện đổi mới trong giảng dạy, kết quả 100% CB – GV thực hiện tốt, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở năm học 2022 -2023
- Chất lượng đội ngũ: đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 90%
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tự đánh giá đạt mức độ II
- Công tác tài chính thực hiện đúng nguyên tắc thu chi theo qui chế chi tiêu nội bộ, đúng mục đích sử dụng ngân sách. Tài sản, CSVC: quản lý tốt sử dụng đáp ứng nhu cầu dạy và học, thường xuyên sửa chữa, sắm mới theo nhu cầu công việc.
- Về đội ngũ giáo viên:
-Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: 20 đ/c(Trong đó: BGH 2; 1 Y tế học đường;1 kế toán;  3 cấp dưỡng; 2bảo vệ; 11 giáo viên trực tiếp giảng dạy;
-Trình độ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% ; trên chuẩn 9/11( trong đó có 1 gv đang theo học lớp đại học).
-Tình hình biên chế giáo viên còn thiếu theo quy định trong thông tư 06/2015, trình độ trên chuẩn đạt 81,8% thuận lợi cho việc bố trí sắp xếp và nắm bắt nhanh các yêu cầu thực tiễn giảng.
-Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia tốt các buổi học tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn.
Phấn đấu đến năm 2022, có ít nhất  90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
- Về cơ sở vật chất trường lớp:
         - Tu sửa cơ sở trường, lớp đảm bảo đủ tỷ lệ 01 phòng học/lớp,
- Chú trọng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt ở các điểm lẻ;
- Rà soát, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi, phần mềm hỗ trợ công tác quản lý NDCSGD trẻ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi hiện có;
- Tiếp tục thực hiện văn bản hợp nhất (VBHN) số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT Thông tư ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non;
- Về kiểm định chất lượng giáo dục:
- Duy trì chất lượng giáo dục hiện tại và nâng cao chất lượng giáo dục ở những năm tiếp theo.
- Duy trì các chỉ tiêu chí đã đạt và phấn đấu các tiêu chí chưa đạt, đến năm 2021, trường hoàn thành tự đánh giá lại, được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
- Về phổ cập giáo dục mầm non:
        - Đảm bảo các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch.
- Huy động trẻ trong độ tuổi 5 tuổi đến trường đạt tỉ lệ 100%  dân số trong độ tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%
- Duy trì đạt công nhận phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi và nâng cao chất lượng PCGDMN trẻ 5 tuổi ở những năm tiếp theo.
2. Khó khăn và tồn tại
Đội ngũ: Một số giáo viên lớp tuổi đôi lúc cập nhật công nghệ thông tin chưa kịp thời và vài giáo viên trẻ mới ra trường kỷ năng quản lý trẻ còn hạn chế
Đa số phụ huynh là công nhân đi làm, việc giáo dục cho các cháu thường giao phó cho ông bà nên việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên
Xây dựng nhà trường có nền nếp kỷ cương trong dạy học. Tạo điều kiện để mỗi giáo viên phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và thực hiện tốt phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm. Tiếp tục duy trì trường chuẩn Quốc gia và công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
IV. Nội dung giám sát thực hiện Nghị quyết Quy chế dân chủ
 Kế hoạch năm học được bàn bạc cụ thể từ tổ chuyên môn, sau đó đưa ra hội nghị CB-CC để thảo luận, thống nhất từ chỉ tiêu đến các biện pháp thực hiện;
Kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được đưa ra bàn bạc công khai từ chủ trương mua sắm đến, công khai về giá cả, nơi bán hàng để CB-GV-NV có thể dễ dàng kiểm tra; Sau khi mua sắm tài sản lớn cần công khai kết quả tới CB-CC nhằm minh bạch các hoạt động tài chính.
Các kế hoạch khác đều được đưa ra bàn bạc, điều chỉnh nếu hợp lý. Kế hoạch đưa ra phải sớm nhằm tăng tính chủ động của CB-GV-NV;
 Công khai tài chính hàng tháng, quý, đầu năm, tổ chức thảo luận quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức cho ban kiểm tra, ban thi đua theo dõi, đánh giá, xếp loại (Phối hợp với công đoàn) về chi tăng thu nhập thông qua trừ điểm thi đua.
Thực hiện quy chế công khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính
Xây dựng các kế hoạch phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
Công khai hóa kết quả kiểm tra nội bộ và công khai các kết quả giải quyết đơn thư của công dân.
Công khai về công tác tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng công chức nhằm đảm bảo tuyển đúng người tài và tránh các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
Xây dựng phòng tiếp dân và phân công cán bộ trực tiếp dân, xây dựng nội quy tiếp dân.
Thành lập các tổ giám sát công trình xây dựng nhằm giám sát chặt chẽ các công trình do trường làm chủ đầu tư.
Tổ chức nâng cao phẩm chất chính trị và tư tưởng đạo đức, tác phong:
- Chấn chỉnh toàn bộ CB-CC trong đơn vị trong việc thực hiện pháp  luật, quan hệ đối xử với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh…
-Chấn chỉnh ăn mặc, tác phong, phát ngôn và các hành vi cư xử khác của cán bộ công chức bằng việc tổ chức thông qua quy tắc ứng xử trong cơ quan;
-Giáo dục CB-CC trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực ứng xử, trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của Thầy và Trò”. Tuyệt đối tránh lợi dụng cuộc vận động để trù dập học sinh. Tổ chức cho CB-CC đăng ký nội dung tự học và nội dung “Làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”, có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ;
-Giáo dục CB-CC trong công tác giải quyết những vấn đề thuộc chức trách của mình với quan điểm: “Lấy dân làm gốc” và “Cán bộ là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân”. Xây dựng đội ngũ CB-CC tận tâm, tận lực với nhân dân và hết lòng với công việc.
- Nâng cao ứng dụng CNTT trong dạy- học, trong quản lý và các hoạt động khác.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CNV trong trường học, bên cạnh đó cần bồi dưỡng đội ngũ CNV tận tụy phục vụ nhân dân, không quan liêu, nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền. Đặc biệt chấn chỉnh đội ngũ CNV trong các hoạt động. nhằm quản lý chặt chẽ việc mua sắm trong nhà trường, quản lý chặt chẽ tài sản, mỗi tài sản đều có chủ và phải có trách nhiệm với tài sản được giao. Thanh lý tài sản đúng quy định, tuyệt đối khắc phục thanh lý tài sản chỉ có Hiệu trưởng và người phụ trách tài sản biết nhằm tránh tình trạng mất mát, hao hụt, thông đồng để tẩu tán tài sản;
- Quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy, lấy chất lượng giảng dạy thực chất để đánh giá tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, tình thương yêu của nhà giáo với học sinh;
Tổ chức đánh giá xếp loại CB-CC và công tác thi đua khen thưởng:
-  Đánh giá, xếp loại công chức phải công khai theo phương án: Tổ chuyên môn đóng góp ý kiến và nhận xét, xếp loại thi đua: Hiệu trưởng họp hội đồng để đóng góp ý kiến, sau đó Hiệu trưởng nhận xét, xếp loại. Hiệu trưởng phải công khai lời nhận xét của từng thành viên trong phiên họp hội đồng cuối tháng 5 nhằm công khai hóa nhận xét và xếp loại của Hiệu trưởng, tránh tình trạng thiên vị trong nhận xét, xếp loại.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường theo đúng điều lệ Hội thi;
- Cuối năm học, tổ chức bình xét thi đua theo các danh hiệu đã đăng ký từ đầu năm học và theo đúng quy định về thi đua, khen thưởng. Xây dựng tiêu chí thi đua theo từng giai đoạn, bình xét công khai, nghiêm minh nhằm phân loại được cán bộ công chức trong cơ quan. Gắn thi đua với xếp loại công chức, xếp loại chuẩn nghề nghiệp…
V . HÌNH THỨC CÔNG KHAI:
-Tùy theo tính chất Hiệu trưởng có thể công khai bằng một hay nhiều hình thức sau đây:
1.Niêm yết tại bảng niêm yết của cơ quan;
2. Gửi văn bản in đến CB –CC;
3.Gửi văn bản qua Email của trường;
4.Thông báo trong hội đồng sư phạm hoặc thông báo trong hội nghị cán bộ chủ chốt.
Thời gian, địa điểm:
Năm học 2022-2023 Tại Trường MG Phước Lý ; Nội dung giám sát:  Quy chế dân chủ.
Thành phần Tổ giám sát:
1.Bà : Nguyễn Thị Kim Loan  – HT – Tổ trưởng
2. Bà: Huỳnh Thị Thúy Phượng  - Trưởng Ban TTND - Tổ phó
3. Bà : Thiều Thị Ngọc Trân  - CTCĐ – Thành  viên.
4. Bà: Mai Thị Thanh Vân   - P.HT Thành viên
5. Bà Ngô Thị Xuân Đào –TVP  - Thư ký.
Nơi nhận:
- Như điều 1
- Lưu vt
 
 
 
 
 
 
Hiệu trưởng
 
 
                Nguyễn Thị Kim Loan