Trường Mẫu giáo Phước Lý

Kế hoạch Thực hiện Quy chế dân chủ từ năm học 2022- 2023

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                         
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ                                            Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 
       
   
 

    Số: 260  /KH-MGPL                         Phước Lý, ngày  15  tháng 9 năm 2022
 
                                                       KẾ HOẠCH
Thực hiện Quy chế dân chủ  từ năm học 2022- 2023
 
 
 
 

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ–CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT/BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ;
Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứThông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập;
Căn cứ Hướng dẫn 05-HD/BCĐ ngày 14/01/2021 của Ban chỉ đạo về hướng dẫn thi đua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp năm 2021;
Trường mẫu giáo Phước Lý xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ tại trường học như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
  • Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong nhà trường, cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và các tầng lớp nhân dân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
-Năm 2022, tập trung triển khai quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ huyện, nhất là việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các chỉ tiêu, chương trình đột phá, công trình trọng điểm; tham gia thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
  • Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, trường học;
            Tiếp tục phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp ở cơ quan hành chính nhà nước nhằm khai thác các tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ giáo viên nhân viên,  học sinh, Cha Mẹ học sinh để xây dựng các chương trình, kế hoạch và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, nhà trường; công tác cải cách hành chính; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, trong việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
            Xây dựng và phát huy tốt các mô hình, điển hình về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm phát huy tốt dân chủ ở cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên tất cả các mặt công tác, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, trường học.
  • Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
  • Góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục huyện.
  1. Yêu cầu
  • Thực hiện Quy chế dân chủ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trường học, trong việc tiếp tục phổ biến, quán triệt đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về những nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
  • Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, trường học phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, trường học; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của Hội đồng trường, của người đứng đầu cơ quan, trường học và của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, trường học.
  • Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết và xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ:
           1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, chính quyền đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
  • Tham mưu với Chi ủy đưa nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vào Nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ nhằm cụ thể hóa Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình của huyện, Kế hoạch của ngành phù hợp với tình hình đặc điểm tại đơn vị.
  • Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, trường học.
  • Thường xuyên tự kiểm tra việc công khai, dân chủ trong thực đội ngũ giáo viên, nhân viên người lao động, học sinh và các quy chế, nội quy của cơ quan, trường học.
           2. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, trường học trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc Cha mẹ học sinh về dân chủ và thực hành dân chủ
  • Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc công khai, phổ biến, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, trường học, bảo đảm thực chất và hiệu quả. Đẩy mạnh phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong điều hành của chính quyền, đề cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các hành vi xâm phạm quyền dân chủ của Nhân dân. Kiên quyết phê phán, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng dân chủ, kích động, gây rối, làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhân dân.
  • Tiếp tục thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng , các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”; nhà trường có kế hoạch cụ thể, theo nhiệm vụ của mình, tham gia các phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời song văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình giảm nghèo bền vững... Chú trọng tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và học sinh.
  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt Chỉ thị số 72-CT/TU ngày 09/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Công văn số 183-CV/TU ngày 17/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chấn chỉnh tình trạng uống rượu, bia và tinh thần làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức” ở cơ quan, đơn vị mình; Công văn số 3848/UBND-THKSTTHC ngày 24/7/2019 của UBND tỉnh Long An về việc chấn chỉnh đạo đức công vụ, văn hóa công sở,  kỷ luật phát ngôn.
          3. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học.
  • Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị .Phân công từng thành viên BCĐ theo dõi chỉ đạo và kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, trường học.
  • Xây dựng kế hoạch công tác cụ thể.
  • Phát huy tinh thần tập thể và ý thức trách nhiệm của từng thành viên để đẩy mạnh việc công khai và dân chủ.
          4. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu cực; thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở, trong nhà trường.
  • Thực hiện quy chế dân chủ cơ quan, trường học phải gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung Ương 04 về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
  • Tiếp tục rà soát rà soát, nghiên cứu, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế thực hiện dân chủ (trong đó xác định rõ nguyên tắc, quy trình thực hiện dân chủ) trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị mình, nhất là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, của học sinh và phụ huynh; các quy chế, quy định không còn phù hợp cần đưa ra tập thể cơ quan, trường học sửa đổi, bổ sung;
  • Thực hiện công khai, dân chủ trong việc việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, về các khoản chi tiêu, tiền lương, tiền thưởng, xây dựng văn hóa ứng xử trong đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh.
  • Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công,...tại cơ quan, trường học.
  • Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
  • Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, chống gây phiền hà cho phụ huynh, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị theo qui định, tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại với dân.
  • Hàng năm  tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đúng tinh thần Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 01/2016/TT/BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ.
  1. CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.1 Đối với Cơ quan trường học
  • Trong buổi họp cơ quan đầu  tháng, Lãnh đạo nhà trường triển khai và kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của tháng. Qua đó, nhận xét đánh giá, tìm các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CB, CC công khai các khoản chi tiêu nội bộ của cơ quan, việc thực hiện chế độ chính sách của ngành.
  • Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ánh phê bình của đội ngũ giáo viên, nhân viên; không có hành vi trù dập, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc.
  • Duy trì việc lãnh đạo họp liên tịch để đánh giá công tác đã thực hiện, đồng thời triển khai những kế hoạch công tác sắp thực hiện, qua đó đội ngũ giáo viên, nhân viên cùng phối hợp thực hiện.
  • Sử dụng hiệu quả tài sản cơ quan, tiết kiệm kinh phí, thực hiện các khoản quy định về công khai tài chính.
   2.Trách nhiệm của Hiệu trưởng   
           - Tổ chức triển khai cụ thể đến đội ngũ giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh, Cha Mẹ học sinh các nội dung của Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
           - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định pháp luật khác có liên quan:
           + Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế dân chủ.
           + Hiệu trưởng, P.hiệu trưởng, các tổ khối (chuyên môn, văn phòng), các tổ chức có liên quan trong nhà trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
           - Hiệu trưởng phải công khai số điện thoại liên lạc, có hộp thư góp ý (đặt tại nơi thuận tiện) để cá nhân, tổ chức thông tin góp ý khi cần thiết.
           - Tiếp tục duy trì Trang thông tin điện tử của nhà trường, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin để thực hiện công tác truyền thông giáo dục; thông tin về các hoạt động của nhà trường, công khai những nội dung theo quy định, đối với người học, Cha Mẹ học sinh, …
           - Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ tại trường học;
          3. Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động trong các trường học
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Đóng góp ý kiến trong hoạt động của cơ sở giáo dục; ý kiến đối với hiệu trưởng để xây dựng cơ sở giáo dục trong sạch, vững mạnh.
  • Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của nhà trường.
           4. Trách nhiệm của Hội đồng trường:
              Hội đồng trường của các trường học có trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
           5. Trách nhiệm của các Tổ trưởng chuyên môn, tổ văn phòng
           - Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường.
           - Chấp hành và tổ chức thực hiện dân chủ trong tổ chuyên môn, tổ văn phòng được phân công phụ trách.
           - Thực hiện nghiêm lề lối làm việc trong tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giữa các tổ với nhau; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
           6. Trách nhiệm của người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức và Ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường
              - Người đứng đầu đoàn thể, tổ chức trong nhà trường có trách nhiệm:
           + Phối hợp với hiệu trưởng trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
           + Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
           - Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường, đề nghị Hiệu trưởng giải quyết.
           Trong trường hợp Hiệu trưởng không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định thì báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
          7. Tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, trường học: thực hiện theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
          VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
         
          - Xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và triển khai thực hiện tại trường.
          - Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của đơn vị về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo định kỳ:
+ Báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng: trước ngày 10 của tháng cuối quý.
+ Báo cáo năm: trước ngày 15/11 hàng năm về tình hình thực hiện dân chủ tại trường của năm học trước liền kề.
          Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại trường mẫu giáo Phước Lý năm học 2022-2023 đề nghị đội ngũ giáo viên, nhân viên căn cứ kế hoạch thực hiện theo đúng các quy định và hướng dẫn./.
 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                Nguyễn Thị Kim Loan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT(báo cáo)
- Dội ngũ GV,NV; (thực hiện)
- Chuyên môn; (thực hiện)
- Lưu.