KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trường Mẫu giáo Phước Lý Năm học 2022 - 2023
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ Số: 263 /KH-MGPL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Lý, ngày 15 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trường Mẫu giáo Phước Lý
Năm học 2022 - 2023
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Trường MG Phước Lý xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường năm học 2022 - 2023 Cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Phát huy quyền làm chủ của CB,GV, NV trong đơn vị, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ CB, GV, NV trong đơn vị là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; Ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sạch nhiễu, làm cho CB, GV, NV trong đơn vị thông suốt và nắm vững tinh thần nội dung các văn bản của cấp trên để tạo ra sự đồng tình, nhất trí cao trong nhận thức, hành động và tăng cường trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ.
- Phát huy quyền làm chủ của CB, GV, NV gắn liều với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Dân chủ phải trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; Phát huy dân chủ đồng thời phải kiên quyết sử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ của cơ quan.
- Gắn việc triển khai quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan với việc triển khai Luật cán bộ công chức, Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các luật trên.
- Việc triển khai thực hiện phải cụ thể và trở thành quy chế hoạt động thường xuyên của nhà trường, tránh hình thức, định kỳ có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm qua từng bước thực hiện để triển khai tốt hơn.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN.
- Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tổ chức triển khai quán triệt các nội dung của Chỉ thị, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn của cấp trên có liệu quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị. Triển khai học tập đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật đến toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường.
- Hiệu trưởng nhà trường cần phối hợp tốt với Ban chấp hành Công đoàn để tổ chức xây dựng triển khai, quán triệt Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của đơn vị tới toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường.
- Kiện toàn và ra Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường để bổ sung một số thành viên còn thiếu, do có sự thay đổi về nhân sự năm học 2022 - 2023, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị.
- Rà soát, bổ sung nội dung Quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường năm học 2022 - 2023.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
- Phối hợp với công đoàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường cho toàn thể CB, GV, NV và phụ huynh học sinh trong nhà trường.
- Xây dựng chương trình hành động, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
- Quán triệt nội dung của Quy chế dân chủ tới toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường nắm rõ để hiểu được vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng soạn thảo các Nghị quyết có liên quan tới cá nhân, tập thể. Trên cơ sở đó CB, GV, NV có thể giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để có ý kiến, kiến nghị khi có vấn đề sai sót hoặc chưa phù hợp.
- Tổ chức cho CB, GV, NV toàn thể học tập Quy chế dân chủ và luật khiếu nại tố cáo, Luật Cán bộ công chức, Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí .... Qua đó giúp CB, GV, NV trong nhà trường hiểu rõ ý nghĩa mục đích của Luật, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cơ quan.
- Cung cấp cho CB, GV, NV trong nhà trường các tài liệu, văn bản của chính phủ có liên quan tới QCDC, nhằm giúp họ nghiên cứu để nâng cao hiểu biết.
- Ban chi uỷ, Ban giám hiệu và BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động, xây dựng các văn bản quy định làm việc của đơn vị mình bao gồm:
+ Quy định các chức năng nhiệm vụ, chế độ làm việc của đơn vị.
+ Quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn.
+ Quy định về công tác tài chính và quản lý tài sản.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về mức thi đua khen thưởng.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi, quyết toán tài chính theo đúng quy định và có công khai nội bộ.
- Tạo điều kiện cho Ban thanh tra nhân dân làm vịêc, lãnh đạo đơn vị và tổ chức Đảng, đoàn thể phải có tinh thần tự phê bình, nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp để điều chỉnh các hoạt động của đơn vị và các tổ chức cho đúng và phù hợp với thực tế. Với những ý kiến trái ngược cần xem xét một cách tỉ mỉ, tìm hiểu nguyên nhân, động cơ góp ý. Nếu ý kiến mang tính xây dựng thì phải trân trọng, nghiên cứu; Tránh trường hợp phủ nhận hoàn toàn hoặc trù dập gây ảnh hưởng đến niềm tin của CB, GV, NV trong đơn vị.
- Quản lý chuyên môn trên cơ sở coi trọng tính dân chủ: các hoạt động xây dựng kế hoạch chuyên môn, ngoài những yêu cầu của cấp trên, cần tổ chức cho CB, GV, NV được bàn bạc, thảo luận, sắp xếp thực hiện hợp lý.
- Công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề phải có chương trình, kế hoạch rõ ràng, nội dung, yêu cầu kiểm tra, cách xử lý kết quả kiểm tra phải được công khai cho CB, GV, NV toàn trường năm rõ.
- Công tác thi đua khen thưởng phải được xây dựng tiêu chí cụ thể, công khai rõ ràng. Việc bình xét thi đua trong CB,GV,NV phải được tổ chức bài bản theo đúng quy định hướng dẫn từ tổ đến nhà trường. Sau đó đề nghị lên Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị xem xét quyết định.
IV. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với vai trò lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng
- Đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ vào Nghị quyết của Chi bộ để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện cho thời gian tiếp theo. Chỉ đạo sâu sát trong công tác kiểm tra, giám sát.
2. Đối với Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị.
- Tổ chức lấy ý kiến CB, GV, NV trong đơn vị đóng góp, điều chỉnh, bổ sung Quy chế làm việc phù hợp với tinh thần của Nghị định số 04/2015/NĐ- CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo trong nhà trường, Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xây dựng lịch và bố trí CB,GV,NV tiếp dân, bố trí nơi tiếp dân; Kịp thời giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế đơn thư vượt cấp.
- Tổ chức hội nghị cán bộ, CC,VC hàng năm theo đúng quy định.
- Tổ chức quán triệt, phổ bíên nội dung Quy chế dân chủ đến toàn thể CB, GV, NV và thực hiện Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị.
- Định kỳ hàng năm có tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện và báo cáo lên cấp trên, xét khen thưởng với các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc và xử lý kỷ luật các hiện tượng vi phạm trong đơn vị.
3. Đối với các đoàn thể
- Các đoàn thể làm nòng cốt trong vịêc thực hiện Quy chế dân chủ; gắn vịêc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành GD&ĐT như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'; " Xây dựng cơ quan văn hoá"; ...
- Tuyên truyền đến tất cả các thành viên trong tổ chức của mình nắm và hiểu rõ ý nghĩa của các văn bản hướng dẫn của chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các ban ngành cấp trên về thực hiện QCDC trong các hoạt động của đơn vị.
V. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
- Căn cứ chương trình công tác năm học 2022 - 2023, trường MG Phước Lý xây dựng chương trình công tác và thực hiện Quy chế dân chủ của trường năm học 2022- 2023 và phân công thực hiện như sau:
TT | Nội dung thực hiện | Phân công thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | XD kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ và quy chế dân chủ năm học 2022 - 2023. | BCĐ | T8,9, 10/2022 |
2 | XD quy chế làm việc và chương chương tình hoạt của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ | BCĐ | T8,9, 10/2022 |
3 | Tổ chức Hội nghị CB,CC,VC năm học 2022 - 2023 | BCĐ &BCHCĐ | Tháng 9/10/2022 |
4 | Công khai kế hoạch tài chính năm học 2022 - 2023 của nhà trường. | BCĐ | T10/2022 |
5 |
Báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị 6 tháng cuối năm 2022(Báo cáo sơ kết). | BCĐ | T1, T5/2023 |
6 |
Kiểm tra giám sát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện QCDC của đơn vị. | BCĐ &BGH | T 4,5/2023 |
Trên đây là Kế hoạch chương trình công tác thực hiện Quy chế dân chủ của trường MG Phước Vĩnh Lý năm học 2022 - 2023. Đã được niêm yết công khai ở bản tin, sau 5 ngày tập thể đội ngũ CB,GV,NV không có ý kiến gì? Thì BCĐ sẽ chính thức ban hành kế hoạch và thực hiên theo kế đề ra ./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (để b/c); - Công đoàn trường (để phối hợp); - CB,GV,NV (để t/h); - Lưu VP. |
T/M BAN CHỈ ĐẠO HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Loan |