Trường Mẫu giáo Phước Lý

Phương án bán trú

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC

TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ

               Số: 224/PA-MGPL
 

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Phước Lý, ngày 26   tháng 8 năm 2022

PHƯƠNG ÁN
Tổ chức bán trú năm học 2022-2023
 
Căn cứ thông tư 28 TT-BGD-ĐT sữa đổi ngày 30/12/2016 về thực hiện chương trình GDMN mới;
Căn cứ Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục đào tạo, Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ vào  kế hoạch số 1773/PGDĐT –MN ngày 24/8/2022  kế hoạch thời gian năm học cấp  mầm non, mẫu giáo năm học 2022-2023;
Căn cứ kế hoạch năm học 2022-2023
Căn cứ vào tình hình thực tế, trường mẫu giáo Phước Lý  xây dựng phương án tổ chức bán trú năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
I. Khái quát chung:
Trường Mẫu Giáo Phước Lý được nằm trên đường 835B gần xã Mỹ Yên của huyện Bến, thuộc vùng thượng của huyện cần giuộc.
Đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông nghiệp, địa phương chưa có tiềm lực để khai thác phát triển các ngành công nghiệp cao, tuy nhiên mức sống của người dân dần dần được ổn định và có chiều hướng phát triển khá hơn… Nên cơ sở và trang thiết bị nhà trường ngày một khang trang hơn.
Trường Mẫu Giáo Phước Lý có 2  điểm trường, một điểm chính và 01 điểm phụ, một nhà bếp, 02 nhà bảo vệ, gồm có 7  phòng học được xây khang trang sạch đẹp.    
1. Thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:
Trường mẫu giáo Phước Lý luôn được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc, sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các ban ngành đoàn thể đia phương. 
Đội ngũ nhà trường khỏe mạnh, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
Cháu có cùng một độ tuổi học một cùng 1 lớp.
 Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học đủ, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
b) Khó khăn:
Ngay từ đầu năm học 2022-2023 nhà trường đã thiếu giáo viên 2 giáo viên theo Thông tư 06 làm ảnh hưởng 1 phần nào về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,
Điểm phụ và điểm chính cách nhau xa từ 1 km không thuận lợi  cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực đồng thời cũng ảnh hưởng phần nào công tác quản lý bán trú.
II. Về quy mô trường lớp, số lượng học sinh
1.Về quy mô trường lớp:
Hiện trường có 2 điểm trường 01 điểm chính và 1 điểm phụ.
Điểm phụ Phú Ân có 3 phòng học, 01 phòng nhân viên và một nhà bếp, một phòng bảo vệ. Điểm chính Phước Lý 04 phòng. 6 phòng chức năng: 01 phòng HT, 01 phòng P.HT, 01 phòng y tế; 01 phòng thể chất, 01 phòng nghệ thuật, 01 văn phòng và 01 phòng bảo vệ
2. Số lượng học sinh:
Tổng số học sinh dự kiến toàn trường năm học 2022 -2023 là 206 trẻ/6 lớp, nhà trường sẽ tổ chức 100% trẻ ăn bán trú.
 3. Cơ sở vật chất phục vụ cho bán trú:  
Có 01 nhà bếp với diện tích 46 m2, được thiết kế đúng quy định bếp ăn 1 chiều, có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, có máy xấy chén, có tủ đựng tô, chén, muỗng cho trẻ, đảm bảo đầy đủ và được mua săm bổ sung kịp thời khi hư hỏng.
 Mỗi lớp được tổ chức ăn trước sãnh ngay lớp mình có đầy đủ bàn ghế, có mái hiên che mưa nắng.
 Phòng ngủ: phòng sinh hoạt chung (mỗi phòng diện tích 94,5 m2, mỗi phòng đủ diện tích cho trẻ ngủ với đầy đồ dùng phục vụ trẻ ngủ.
 Các phòng ngủ, nhà bếp, đều đẩy đủ quạt, bóng điện, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
 Có đủ nhà vệ sinh phục vụ cho cô và trẻ
III. Phương án chỉ đạo, thực hiện:
1.Thời gian tổ chức bán trú: dự kiến trong tháng 9 sau khi khai giảng đến khi kết thúc năm học.
2. Quy trình tổ chức thực hiện: 
 Nhằm đảm bảo nhu cầu của trẻ trong một ngày tại trường, giúp học sinh phát triển toàn diện, thông qua các hoạt đọng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là lĩnh vực thể chất, trẻ có cơ thể cân đối hài hòa về chiều cao nặng. Phù hợp với điều kiện kinh tế của phụ huynh.
Thực hiện bán trú trên cơ sở các quy định về khẩu phần ăn, năng lượng 1 ngày của trẻ tại trường, Nhà trường  họp hội đồng sư phạm lấy ý kiến các thành viên về chất lượng và dự kiến số tiền cho mỗi khẩu phần ăn, giới thiệu các nơi cung cấp thực phẩm, nhà trường tổ chức họp phụ huynh toàn trường bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất mức đóng tiền ăn cho trẻ, cùng ban đại diện lớp,  trường thống nhất lựa chọn nơi cung ứng thực phẩm, xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức bán trú, thành lập các ban quản lý giám sát kiểm tra, phân công nhiệm vụ các thành viên trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ.
3.Dự kiến thu, chi như sau:
3.1.Dự kiến thu
- Để thực hiện bữa ăn bán trú cho trẻ theo phương thức nấu trực tiếp tại bếp ăn của nhà trường với mức thu dự kiến 28.000 đồng/ trẻ/ ngày bao gồm các nội dung sau:
+Khẩu phần ăn của trẻ 1 ngày ở trường gồm 2 suất ăn: 01 cử ăn trưa, 01 cử ăn xế, và ăn trang miệng cử chính. ( không tổ chức ăn sáng), đảm bảo 50-55% năng lượng 1 ngày của trẻ.
+ Ăn trưa dự kiến 13.000 đ: Cơm + 1 món mặn + 1 món canh+mon xào)  3.000đ  tráng miệng
+ Ăn xế dự kiến 12.000 đ: Cháo, nui, hủ tiếu, phở, bánh canh, bún riêu,…. Sửa;
Yaou. Riêng buổi xế thứ tư và thứ sáu hàng tuần trẻ không ăn các món nấu mà trẻ sẽ uống sữa tươi Nuti và 01 cái bánh ngọt để thay đổi khẩu vị.
 + Thực đơn thay đổi hàng tuần. Mỗi tuần lên thực đơn một lần.
+ Thức ăn được nấu hàng ngày tại bếp ăn của nhà trường và được dọn ra bàn cho học sinh vào lúc:
+ Ăn trưa: 10h 10’ hàng ngày.
+ Ăn xế: 13h 50’ hàng ngày
+ Quá trình chế biến và dọn thức ăn cho học sinh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy tắc 01 chiều. Thực hiện lưu mẫu và ghi chép hồ sơ theo quy trình 3 bước. Hàng ngày nhà trường lên thực đơn trên phần mềm dinh dưỡng Nutrikids sao cho đảm bảo tiền ăn của trẻ đóng và nhu cầu năng lượng cần thiết cho trẻ tại trường.
Giáo viên các lớp báo khẩu phần ăn của trẻ về bộ phận bán trú trước 16h hàng ngày, phụ huynh xin bé nghỉ ngày hôm sau báo cho giáo viên trước 16h hàng ngày để trừ tiền ăn cho trẻ.
 Thời gian giao nhận thực phẩm: 6g  phút hàng ngày
3.2. Hình thức thu tiền ăn:
-Thủ quỹ thu từ 01- 10 tây hàng tháng
3.3.Dự kiến Chi:
Đối với các nơi cung ứng thực phẩm trả tiền mặt vào ngày cuối tuần thứ 2 của tháng.
Đối với PH nhà trường sẽ trả lại tiền ăn khi trẻ vắng có phép vào cuối tháng.
4.Tổ chức cho học sinh ngủ trưa
  • Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị phòng cho học sinh ngủ trưa tại phòng học của mình.
Học sinh ngủ nệm do phụ huynh tự trang bị đầu năm.
- Giáo viên có trách nhiệm theo dõi học sinh suốt thời gian ngủ trưa
IV. Hỗ trợ bán trú: thực hiện theo nguyên tắc thu đủ bù chi
Dự kiến phụ huynh hổ trợ bán trú theo thỏa thuận với phụ huynh toàn trường và được công khai hàng tháng theo nguyên tắc thu đủ bù chi, trong đó gồm chi những nội dung sau:
+ Hổ trợ nước uống, nước nấu ăn hàng ngày.
+ Hổ trợ chuyên chở 3 điểm phụ.
Trên tinh thần tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu hàng tháng có thừa cộng dồn và bù vào tháng tiếp theo.
V. Phân công nhiệm vụ:
 1. Đối với hiệu trưởng – chịu trách nhiệm chung quản lý tất cả các hoạt động có liên quan đến trẻ, bếp ăn, nhân sự, ….
2. Đối với phó hiệu trưởng:
 Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
Xây dựng thực đơn, cân đối khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
Tính khẩu phần ăn hàng ngày bằng phần mềm  Nutikids,  điều chỉnh bổ sung đảm bảo khẩu phần cân đối đạt yêu cầu chính xác, đầy đủ kịp thời.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện quy trình bếp 1 chiều, kiểm tra giờ ăn, khẩu phần ăn, dụng cụ chăm sóc giờ ăn ngủ, khâu vệ sinh, kiểm tra việc công khai bán trú hàng ngày và cuối tháng.
Tham mưu hiệu trưởng mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho trẻ
3. Đối với nhân viên y tế.
 Thường xuyên kiểm tra giám sát giờ ăn, giờ ngủ của trẻ để theo dõi tình hình trẻ trong toàn trường, kiểm tra giám sát chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ.Có trách nhiệm cân, đo, theo dõi và thông báo KQ khám sức khỏe cho các lớp, tham gia tiếp phẩm và kiểm tra công tác đảm bảo vệ an toàn thực phẩm. Nhân viên y tế phải ở lại buổi trưa chăm sóc sức khỏe cho trẻ và xử lý khi có vấn đề về sức khỏe trẻ.
4. Đối với nhân viên kế toán:
Kế toán có trách nhiệm ra hóa đơn thu kịp lúc, ngày nhận tiền ăn bán trú từ 01-10 tây hàng tháng. Kiểm tra việc thực hiện bán trú theo phân công của BCĐ.Lập đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi thu chi quy định.
5. Đối với thủ quỹ
Tiếp nhận tiền và trả các khoản tiền của việc thực hiện bán trú đúng theo hồ sơ quy định. Mở các loại sổ để cập nhật, theo dõi cấp phát
6. Đối với nhân viên cấp dưỡng:
 Thực hiện nghiêm túc “Mười nguyên tắc vàng”.
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến, chia khẩu phần và trong cả khi trẻ ăn.Hàng ngày lưu mẫu đã chế biến trong tủ lạnh. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài bếp ăn Không được tự ý cho người lạ vào bếp khi chưa có sự đồng ý của BGH nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc việc giao nhận TP.Thực hiện sơ chế, chế biến, chia ăn theo quy trình bếp 1 chiều.Chia ăn cho trẻ theo định lượng quy định.
Trang phục đúng qui định khi làm việc.      
7. Đối với GV trực tiếp tham gia chăm nuôi bán trú|
GV quản lí phải nắm bắt sỉ số của lớp, hướng dẫn trẻ làm vệ sinh trước và sau khi ăn. Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ. Hướng dẫn trẻ vào vị trí ngồi ăn, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.  Chú ý đến từng cá nhân trẻ, đặc biệt chú ý đến trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ béo phì để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
8. Đối với ban đại diện cha mẹ trẻ:
Phụ huynh học sinh phối hợp giám sát tiếp phẩm, giờ ăn của trẻ.
Hội phụ huynh nhà trường phối hợp với Hiệu trưởng trong việc ký hợp đồng thực phẩm và tham gia kiểm tra giám sát công tác bán trú cùng với ban chỉ đạo thực hiện công tác bán trú theo kế hoạch. Phối hợp và đề xuất với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất. 
Trên đây là phương án tổ chức bán trú năm học 2022-2023 của trường mẫu giáo Phước Lý./
Nơi nhận:
- PGD&ĐT (b/c);
- PHT chỉ đạo th/h;
- TKT-GV-NV( t/h);
- Lưu hồ sơ bán trú./.
HIỆU TRƯỞNG
           
 
Nguyễn Thị Kim Loan