Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030

PHÒNG GDĐT CẦN GIUỘC              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
           Số: 161 /KH-MGPL                            Phước Lý , ngày 04  tháng  9  năm 2020
 
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG  
GIAI ĐOẠN  2020-2025  VÀ TẦM NHÌN 2030
 
 
 
 

A.CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
 
  - Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
 - Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất ban hành Điều lệ trường mầm non;
          - Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
 - Thông tư số 19/2018/TT BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
- Nghị quyết số 01-NQ-ĐU ngày 14/4/2020 Nghị quyết Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Phưước Lý  lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025;
B. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢCXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030
PHẦN I
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Trường Mẫu Giáo Phước Lý được nằm trên đường 835B. Phía đông giáp Long Thượng, phía nam giáp xã Long Trạch và xã Long Khê huyện Cần Đước, phía Tây giáp xã Mỹ Yên huyện Bến Lức, phía Tây Nam giáp xã Phước Lợi huyện Bến Lức, phía Bắc giáp xã Tân Qúy Tây huyện Bình Chánh
Đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông nghiệp,địa phương chưa có tiềm lực để khai thác phát triển các ngành công nghiệp cao, tuy nhiên mức sống của người dân dần dần được ổn định và có chiều hướng phát triển khá hơn… Nên cơ sở và trang thiết bị nhà trường ngày một khang trang hơn.
Trường Mẫu Giáo Phước Lý có 4  điểm trường, một điểm chính và ba điểm phụ. Điểm chính ấp Phú Ân có tổng diện tích là:1.547 m2 gồm có 4 phòng học, 01 phòng Ban giám hiệu, 01 nhà bếp. Tổng số học sinh là 142 trẻ, được chăm sóc giáo dục tại 01 lớp Chồi, 03 lớp Lá.
Điểm phụ ấp Phú thành có tổng diện tích là: 378  m2 gồm có 01 phòng học. Tổng số học sinh là 32 trẻ, được chăm sóc giáo dục tại 0 lớp Lá.
Điểm phụ ấp Vĩnh Phước có tổng diện tích là: 179m2 gồm có 01 phòng học. Tổng số học sinh là 28 trẻ, được chăm sóc giáo dục tại 01 lớp chối.
Điểm phụ ấp Phước Lý có tổng diện tích là: 351 m2 gồm có 01 phòng học. Tổng số học sinh là 29 trẻ, được chăm sóc giáo dục tại 01 lớp Lá.
Toàn trường có tổng số 20 CB-GV-CNV.
 Ban giám hiệu: 02
 Giáo viên: 12
Nhân viên 5 (trong đó có: 01 Y tế;01 BV,  03 Cấp dưỡng)
 Trình độ chuyên môn CB-GV:
 Cán bộ QL có trình độ đại học: 02
 Giaó viên có trình độ đại học: 07; Cao đẳng: 03; Trung học: 03
Đảng viên: 08
BGH: 02
Giáo viên: 06
Nhìn chung, về số lượng Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên hiện tại chưa đủ theo yêu cầu, hiện tại trường  vẫn còn thiếu giáo viên và nhân viên.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường. Công trình  xây dựng trường mới được tiến hành sang lắp mặt bằng và hàng rào từ ngày 22/6/2020 dự kiến 240 ngày hoàn thành. Sang năm 2021 sẽ tiến hành xây 4 phòng học và các phòng chức năng đến năm 2022 trường đạt chuẩn quốc gia.
1. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục
Đảng ủy và chính quyền xã Phước Lý rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn toàn xã.
Chỉ đạo trực tiếp, đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho điểm Vĩnh Phước.
Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác vệ vinh, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
 Tổ chức họp, bàn bạc, chỉ đạo việc thực hiện công tác tuyển sinh, phổ cập giáo dục.
 Chỉ đạo Hội khuyến học hỗ trợ cho nhà trường về các hội lễ trong năm học, phát quà thưởng cuối năm.
2. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
Cha mẹ học sinh rất qua tâm và phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho lớp, giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi sinh hoạt được tốt hơn.
II. Thực trạng của nhà trường:
1. Quy mô trường lớp
Ưu điểm
Trường được  mở rộng đất và  chuẩn bị xây thêm 04 phòng học mới, và một số phòng chức năng.
Đối với các nhóm trẻ ngoài công lập  các phòng học đã được xây dựng kiên cố, cơ sở khang trang sạch đẹp,  do đó tình hình cơ sở vật chất được cải thiện tích cực đảm bảo an toàn cho trẻ và mang tính thẩm mỹ cao.
Hạn chế
 Hiện tại đơn vị thiếu giáo viên, thiếu nhân viên kế toán, thiếu một số phòng chức năng.
Một số phòng học ở điểm phụ củ, xuống cấp và có diện tích nhỏ.
2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
2.1. Chất lượng
2.1.1. Đối với Cán bộ quản lý
Ban giám hiệu có bằng Đại học sư phạm mầm non đã được bồi dưỡng lớp Quản lý giáo dục và Trung cấp chính trị cũng như tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về vi tính và ngoại ngữ Anh văn.
2.1.2. Đối với giáo viên
Đội ngũ giáo viên của trường hiện tại  chưa đáp ứng được biên chế về số lượng theo quy định.
Đội ngũ giáo viên có bằng cấp đạt chuẩn TCSPMN trở lên, yêu nghề và an tâm công tác. Tất cả gíao viên đều tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về vi tính và ngoại ngữ Anh văn.
 Ưu điểm
Có 07/12 giáo viên có bằng Đại học SPMN, 03/12 giáo viên có bằng Cao đẳng SPMN, 2/12 đạt chuẩn THSPMN ( 02 GV đang theo học lớp Đại học SPMN).
Ban giám hiệu xây dựng các kế hoạch, chỉ đạo, giáo sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của toàn thể giáo viên, nhân viên, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non đúng tiến độ, hiệu quả.
Hạn chế     
Có 01 giáo viên có bằng Trung cấp SPMN và đã lớn tuổi nên không học năng chuẩn.
3. Chất lượng giáo dục toàn diện
Nhà trường thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, 100% trẻ học tập tại trường đều được quan tâm chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần; trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt, nhà trường tăng cường tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động tham quan dã ngoại, giáo dục kỹ năng sống … giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động, có nền tảng kỹ năng, kiến thức vững vàng, đạt yêu cầu các độ tuổi. Giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục vào các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện tạo nền tảng giúp trẻ bước vào lớp 1.
Nhà trường có xây dựng kế hoạch, biện pháp theo dõi sức khỏe trẻ, nhất là trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, và có kế hoạch NDCSGD trẻ phù hợp, trẻ khuyết tật được giáo dục hòa nhập và đánh giá có sự tiến bộ.
4. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của trường tạm đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non phù hợp tình hình thực tế địa phương.
Ưu điểm:
Hiện tại đảm bảo đủ các phòng học cho các lớp hoạt động tại đơn vị.
 Hạn chế:
Thiếu các phòng chức năng.
 Một số phòng học ở điểm phụ củ, xuống cấp và có diện tích nhỏ.
III. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức :
  1. Điểm mạnh
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đảm bảo trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý giáo dục, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tín nhiệm.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư, trang bị phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; nhà trường khai thác, sử dụng và bổ sung có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ; Khuôn viên trường  khang trang sạch đẹp, tạo được môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ; có đủ phòng học cho các, lớp có hiên chơi, sân chơi cho trẻ; các khối phòng phục học tập đảm bảo theo quy định, các khối công trình được xây dựng kiên cố, được trang bị đầy đủ thiết bị; trường có bếp ăn tổ chức cho 100% trẻ bán trú.
Tập thể giáo viên an tâm công tác, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhân viên y tế, cấp dưỡng, bảo vệ đạt trình độ chuẩn phù hợp với vị trí việc làm, các nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn và thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
2.Điểm yếu
Nhà trường chưa đủ số lượng giáo viên theo quy định đảm bảo phân công 2 giáo viên trên 1 lớp,
 Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Đa số giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh con và giáo viên lớn tuổi, nên việc trao dồi chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
Trường chưa đủ số lượng nhân viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thiếu nhân viên Kế toán,
 Cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi ngoài trời còn ít, một số phòng học điểm phụ có diện tích nhỏ, đã xuống cấp chưa đáp ứng việc tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi.
3. Thời cơ
 Cơ sở chật chất trường lớp được xây dựng khang trang, sạch đẹp giúp cho việc triển khai các hoạt động cho trẻ tại trường được thuận lợi hơn.
4. Thách thức
Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc- giáo dục của cha mẹ trẻ, của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục. Cần có sự bứt phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường trong huyện. Từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Trình độ công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và các yêu cầu về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ luôn đòi hỏi sự nổ lực và sáng tạo không ngừng của giáo viên, nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, nắm rõ tình hình và khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp thực tế.
5. Xác định vấn đề ưu tiên
Làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng, nhận thức cho Đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng làm việc.
Thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đi học chuyên cần nhất là trẻ 5 tuổi.
 Khai thác tối đa về ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng hộp thư điện tử cá nhân, truy cập các trang website để phục vụ cho công tác giáo dục.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra để khắc phục những tồn tại yếu kém khi thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non.
PHẦN II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030
I.Tổng quan:
Trường Mẫu Giáo Phước Lý được nằm trên đường 835B gần xã Mỹ Yên của huyện Bến, thuộc vùng thượng của huyện cần giuộc.
Có tổng diện tích 2.455 m2.Trường Mẫu Giáo Phước Lý có 4 điểm trường, một điểm chính và ba điểm phụ. Điểm chính ấp Phú Ân có tổng diện tích là:1.547 m2 gồm có 4 phòng học, 01 phòng Ban giám hiệu, 01 nhà bếp. Điểm phụ ấp Phú thành có tổng diện tích là: 378  m2 gồm có 01 phòng học. Điểm phụ ấp Vĩnh Phước có tổng diện tích là: 179m2 gồm có 01 phòng học. Điểm phụ ấp Phước Lý có tổng diện tích là: 351 m2 gồm có 01 phòng học.  Trường tham mưu các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh làm sân vận động cho trẻ ở điểm Phú Ân cho trẻ hoạt động, có cây xanh cho bóng mát và có nhiều loại cây cho hoa, cây kiểng tạo cảnh quan xanh mát, thân thiện.
Những năm qua nhà trường đã triển khai thực hiện đầy đủ, các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Các phong trào thi đua của ngành, của địa phương. Nhiều năm liền nhà trường đã đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, được SGDĐT công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III theo quyết định số 651/QĐ-SGDĐT ngày 20/6/2016 quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho Trường Mẫu giáo Phước Lý, huyện Cần Giuộc.
Với sự phát triển đất nước hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ các phẩm chất đạo đức tốt. Với tinh thần đó trường Mẫu giáo Phước Lý xây dựng đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2020- 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để đề ra nghị quyết  của Hội đồng trường trong công tác giáo dục tại địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
II. Định hướng phát triển:
1. Quy mô số lớp, số học sinh
Bảng 1 - Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020-2025
Khối 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
Mầm                    
Chồi 2 60 2 60 3 90 3 90 3 90
4 140 4 140 4 140 4 140 4 140
 
Tổng cộng
 
6
 
200
 
6
 
200
 
7
 
230
 
7
 
230
 
7
 
230
 
1.Tầm nhìn:
Đến năm 2025, MG Phước Lý sẽ trở thành đạt chuẩn quốc gia. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới thành tích cao trong sự phát triển và không ngừng hoàn thiện về trí tuệ và nhân phẩm. Nơi phụ huynh, học sinh tin cậy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên cống hiến và học sinh  luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân, phục vụ học lên cấp học cao hơn. Học sinh có những kĩ năng cơ bản để phục vụ cuộc sống và bước vào lớp 1.
2.Sứ mệnh:
Xây dựng một môi trường học tập có tính kỉ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.
Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện ". Làm cho mọi học sinh đều thấy rằng: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
III. NỘI DUNGPHÁTTRIỂN TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
1. Phát triển hoạt động giáo dục
1.1. Phát triển giáo dục
1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục
 Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Huy động nguồn lực để phát triển tốt nhà trường. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị.
 Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục.
Thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non do BGD&ĐT ban hành theo Thông tư 28/TT-BGD&ĐT ngày 31/12/2016 theo từng độ tuổi. Đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục
Bảng 2 - Chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2016 đến 2020 (Tùy theo bậc học xây dựng tiêu chí cho phù hợp)
Năm học Sĩ số Duy trì sĩ số Chuyên cần CC, CN bình thường
SL % SL % SL %
2020 - 2021 200 200 100 187 93.5 187 93,5
2021 - 2022 200 200 100 192 96 189 94,5
2022 - 2023 230 230 100 220 96 220 95,6
2023 - 2024 230 230 100 221 96,08 221 96,08
2024  -2025 230 230 100 223 97 222 96,52
 
 
Năm học Sĩ số Duy trì sĩ số Chuyên cần CC, CN bình thường
SL % SL % SL %
2025-2026 255 255 100 250 98,02 250 98,02
2026 - 2027 255 255 100 251 98,43 251 98,43
2027 - 2028 285 285 100 281 98,8 281 98,8
2028 - 2029 285 285 100 282 98,9 282 98,9
2029 - 2030 285 285 100 391 98,98 391 98,98
 
  1.             .3. Giải pháp thực hiện
Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
Thường xuyên, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục tích cực, phát huy khả năng độc lập và tư duy sáng tạo của trẻ.
Tổ chức các phong trào thi đua, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phẩn đẩy mạnh hiệu quả chuyên môn của trường.
Tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho đội ngũ, ý thức chấp hành pháp luật.
Tham mưu các cấp lãnh đạo hoàn thiện cơ sở vật chất.
Thực hiện tốt nền nếp kỷ cương, tăng cường môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh.
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường và địa phương để cùng chăm lo cho trẻ mầm non.
Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
1.2. Đảm bảo chất lượng
1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng
Tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng CSVC.
Hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất của nhà trường, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và bảo vệ tài sản đơn vị.
Đảm bảo đủ số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên cho các hoạt động của nhà trường theo quy định.
và thực hiện theo chỉ đạo các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục cấp mầm non.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng
Thực hiên nghiêm quy chế làm việc của đội ngũ, tác phong chuyên nghiệp, đúng mực.
Thực hiện tốt công tác dân chủ.
Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện chưa đúng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Tham gia đầy dủ các hội thi. Hội thảo của huyện.Tổ chức các hội thi, hội thảo cho cô và trẻ tham gia tại đơn vị.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng
Xây dựng kế hoạch và các biện pháp chuyên môn gắn với yêu cầu thực hiện hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, của Nhà nước và của ngành.
Tham mưu các cấp để có những giải pháp kịp thời về đội ngũ, cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động trong nhà trường.
Huy động nguồn lực để phát triển tốt nhà trường. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị. Đảm bảo đủ về cơ sở vật chất cho đội ngũ. Đảm bảo an toàn cho đội ngũ và cho trẻ mầm non.
 Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế làm việc.
Tổ chức tập huấn chuyên môn, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Phối hợp chặt chẽ từ ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ nhân viên, giáo viên chủ nhiệm đến cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
Tập huấn cho các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
Tổ chức thực hiện công tác tự đánh gía trường mầm non.
Tham mưu về công tác đánh gía ngoài, chuẩn bị điều kiện và lập dự toán về tài chính cho công tác kiểm định.
Lưu hồ sơ.
2. Phát triển đội ngũ
2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
 Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm việc xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn và kết nạp Đảng viên mới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức tư tưởng chính trị vững vàng, tác phong chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị là một khối thống nhất trong mọi hoạt động chung.
2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức
Bảng 3- Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2020 đến 2025
Năm học Số lớp TS CB, GV, NV
GIÁO VIÊN NHÂN VIÊN
  1. 20-2021
6 21 2 4 9 1 1 2 4
  1. 21-2022
6 21 2 4 9 1 1 2 4
  1. 22-2023
7 24 2 6 9 1 1 2 4
  1. 23-2024
7 24 2 6 9 1 1 2 4
  1.  
7 24 2 6 9 1 1 2 4
  1.  
8 28 2 8 9 1 1 2 4
  1.  
8 28 2 8 9 1 1 2 4
  1.  
9 31 3 8 10 1 1 2 5
  1.  
9 31 3 8 10 1 1 2 5
  1.  
9 31 3 8 10 1 1 2 5
2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện tốt nền nếp kỷ cương, tăng cường môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh.
Tham mưu lãnh đạo các cấp bổ sung giáo viên khi tăng số lớp, khi giáo viên nghỉ hưu.
Xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế chuyên môn, Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, triển khai, giám sát thực hiện.
Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường sát thực tế địa phương và đơn vị.
Tuyển dụng nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng kịp thời khi có nhu cầu.
Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở.
Đảm bảo chế độ tiền lương và các chế độ ưu đãi, chăm lo cho đối sống của đội ngũ cán bộ, viên chức.
Xây dựng đội ngũ giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ.
3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Đảm bảo cơ sở vật chất an toàn, đủ, chất lượng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, phục vụ công tác trong đơn vị.
Thực hiện tốt công tác duy tu, bảo trì, quản lý tài sản theo quy định.
3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất
Bảng 4- Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025
Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Diện tích (m2)
Khối phòng học Phòng 4 440 (m2)
Khối phòng phục vụ học tập      
- Phòng giáo dục GDNT, Mĩ thuật Phòng 1 60 (m2)
- Phòng giáo dục Âm nhạc Phòng    
- Phòng ngoại ngữ Phòng    
- Thư viện Phòng    
- Phòng thiết bị giáo dục Phòng    
- Phòng truyền thống và HĐ Đội Phòng    
Khối phòng hành chính quản trị      
- Phòng họp Phòng 1 40 (m2)
-Phòng Giáo viên Phòng 1 20 (m2)
-Phòng đa năng Phòng    
- Phòng P.Hiệu trưởng Phòng 1 15 (m2)
- Phòng Hiệu trưởng Phòng 1 15 (m2)
- Phòng Y tế Phòng 1 18 (m2)
- Kho lưu trữ Phòng 1 5 (m2)
- Phòng bảo vệ Phòng 1 12 (m2)
Sân chơi, hệ thống thoát nước    
Bảng 5- Nhu cầu về mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2020 đến 2025
Đơn vị: triệu đồng
Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng
Thiết bị dạy học tối thiểu Bộ  
Thiết bị dùng chung    
- Máy tính Bộ 04
- Máy chiếu Bộ 01
- Thiết bị âm thanh Bộ 01
Bảng 6- Dự kiến lộ trình về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025tầm nhìn năm 2030
 
Hạng mục đầu tư Dự kiến năm thực hiện
 - Sân chơi, hệ thống thoát nước 2021
- phòng thể chất  
- Phòng giáo dục Âm nhạc  
- Phòng thiết bị giáo dục 2024
- Kho lưu trữ 2022
- Phòng tin học 2025
3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
 Tham mưu PGD&ĐT xây dựng, mua sắm trang thiết bị.
Thực hiện nghiêm túc việc bảo quản tài sản, cập nhật số liệu trên phần mềm quản lý tài sản theo quy định.
4. Phát triển nguồn lực tài chính
4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính
Xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới hàng năm và triển khai, tổ chức thực hiện..
4.2. Giải pháp thực hiện
Dự kiến các trang thiết bị cần thiết dựa trên nhu cầu thực tế và khấu hao tài sản của đơn vị để tham mưu PGD&ĐT xây dựng, mua sắm.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục để bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường.
 
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Phổ biến kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030, lấy ý kiến Ban lãnh đạo nhà trường, ý kiến hội đồng sư phạm nhà trường và lấy ý kiến ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Xây dựng và trình lãnh đạo ký duyệt.
- Triển khai trong tập thể sư phạm nhà trường.
- Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh để tham mưu, thực hiện xã hội hóa giáo dục.
            1.2. Xây dựng lộ trình
          * Giai đoạn 2020-2025:
          -Phát triển quy mô trường lớp từ 06 lên 07 lớp.
          - Về đội ngũ: tham mưu bổ sung thêm 1 hiệu trưởng, (HT hưu)  04 giáo viên, 01 bảo vệ, 01 cấp  dưỡng
Về cơ sở vật chất: tham mưu sửa chửa, sơn mới cho điểm Phước Lý, xin trang cấp mới 01 bộ ĐDĐCNT cho điểm mới, 04 máy vi tính dùng chung. 4 bộ bàn ghế mới cho học sinh
          *Giai đoạn 2025-2030:
         -Phát triển quy mô trường lớp từ 07 lên 09 lớp
        - Về đội ngũ: tham mưu bổ sung 01 phó hiệu trưởng,  05 giáo viên, 01 bảo vệ, 01 cấp  dưỡng
Về cơ sở vật chất: tham mưu sơn mói lại điểm Phú Ân , xin trang cấp mới 01 bộ ĐDĐCNT thay thế các đồi chơi đã hư ở các điểm phụ.
1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân
 Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
Đối với Phó Hiệu trưởng
Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng công việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
Đối với các Tổ trưởng (VP+ chuyên môn)
 Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, NV
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.
 Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
 Đối với các tổ chức, Đoàn thể trong nhà trường
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch này.
 Ban đại diện cha mẹ học sinh
Tham gia đóng góp ý kiến, tổ chức vận động cha mẹ học sinh tham gia thực hiện kế hoạch.
PHẦN IV
KIẾN NGHỊ
1. Đối với Huyện ủy, UBND huyện
Quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch đất, mở rộng mạng lưới trường lớp.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
 Bố trí thêm giáo viên,  nhân viên kế toán cho đơn vị
3. Đối với chính quyền địa phương
Quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch đất, mở rộng mạng lưới trường lớp
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã (báo cáo);
- BGH, Các đoàn thể, bộ phận (thực hiện);
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Nguyễn Thị Kim Loan 
 
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………