Trường Mẫu giáo Phước Lý

KẾ HOẠCHThực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong trường học giai đoạn 2021 - 2025

 
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 71  /KH-MGPL
Phước Lý, ngày 20 tháng 04 năm 2022
KẾ HOẠCH
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong trường học  
giai đoạn 2021 - 2025
 
 
 
 

Thực hiện Kế hoạch số 519/KH-PGDĐT ngày 29/03/2022 của PGDĐT huyện Cần Giuộc Kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong trường học  giai đoạn 2021 – 2025;
Trường MG Phươc Lý  xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong đơn vị giai đoạn 2021-2025 với các nội dung cụ thể như sau:
        I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Mục tiêu
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 là nâng cao trách nhiệm của CB-GV-NV về công tác THTK, CLP trong các hoạt động của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trong đơn vị; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; góp phần ngăn chặn và hạn chế tối đa tình trạng lãng phí các nguồn lực do đơn vị quản lý và sử dụng.
2. Yêu cầu
a) THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng tại các Chương trình hành động Phòng Giáo dục huyện; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đề ra tại Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.
b) THTK, CLP phải đảm bảo thúc đẩy việc huy động, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội.
c) THTK, CLP phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của đơn vị gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện; đảm bảo phân công, phân quyền cụ thể, rõ đầu mối thực hiện.
d) Các chỉ tiêu THTK, CLP trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.
đ) THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025 là một giải pháp quan trọng nhằm tạo nguồn lực góp phần khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, tạo đà khôi phục và phát triển kinh tế trên toàn huyện. Vì vậy, công tác THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
a) Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để góp phần khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp trên đề ra.
b) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách theo hướng an toàn, bền vững, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và triệt để TK-CLP trong triển khai nhiệm vụ.
c) Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội.
d) Thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
đ) Tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển xã hội số; thực hiện chuyển đổi số với các mục tiêu THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025.
e) Nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THTK, CLP TRONG CÁC LĨNH VỰC:
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước:
a) Thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước (NSNN); bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, trong đó chú trọng các nội dung sau:
- Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên hằng năm trên tổng chi ngân sách.
- Sử dụng hiệu quả kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ Giáo dục, đào tạo theo phương châm lấy học sinh làm trọng tâm, nhà trường làm nền tảng, giáo viên là động lực.
2. Trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Việc thực hiện kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tuân thủ các quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, đảm bảo nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ phải được sử dụng có hiệu quả.
b) Sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả.
3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công:
a) Tiếp tục triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ; Thông tư số 144/ 2017/TT-BTC ngày 26/12/2017 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 4440/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Long An.
b) Thường xuyên báo cáo việc rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công.
c) Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch; triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua mạng đấu thầu quốc gia.
d) Có cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh trong các trường hợp được pháp luật quy định, có Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản.
4. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động:
a) Tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa CB-CC-VC. Đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách quản lý biên chế theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
b) Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW khóa XIII.
c) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng suất lao động theo Nghị quyết số 27-NQ/TW khóa XIII và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 04/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp tăng năng suất lao động quốc gia.
d) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, gắn với việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU TK, CLP
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP:
Chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng năm, trong đó cần phân công cụ thể, rõ ràng, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP với các hình thức đa dạng nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP.
b) Đơn vị thực hiện tuyên truyền, vận động về THTK, CLP đạt hiệu quả.
c) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức THTK, CLP tại địa phương nơi cư trú.
d) Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng.
3. Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau:
a) Về quản lý ngân sách nhà nước
Tổ chức điều hành thu, chi ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách.
Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí.
b) Về quản lý, sử dụng tài sản công: Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công theo quy định; đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, xử lý tài sản công.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Về quản lý lao động, thời gian lao động
Tiếp tục thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tinh giản biên chế theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18 và 19/NQ-TW của BCH Trung ương Khóa XIII và Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 08/01/2021 của UBND tỉnh.
Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, vị trí việc làm viên chức theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ.
4. Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP
a) Nhà trường thực hiện các quy định về công khai minh bạch; tăng cường, kiểm tra, giám sát việc THTK, CLP. 
b) Người đứng đầu đơn vị phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các luật chuyên ngành; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo quy định pháp luật.
c) Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong mỗi đơn vị, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP.  Công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định.
5. Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP
Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành. Chuyên viên phụ trách công tác kiểm tra phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể về THTK, CLP, trong đó:
a) Xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức kiểm tra một số nội dung, lĩnh vực trọng điểm, cụ thể cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Quản lý, sử dụng phòng học, phòng phục vụ học tập;
- Mua sắm, trang thiết bị làm việc do ngân sách nhà nước cấp kinh phí;
- Thực hiện chính sách, pháp luật;
- Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê;
b) Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị mình.
c) Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị, xây dựng và thực hiện chuyển đổi số trong công tác giáo dục và đào tạo. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công cho các đối tượng khó khăn đặc thù. Thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. Hoàn thành kết nối, liên thông giữa cơ quan với các trường học. Cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.
b) Hiệu trưởng triển khai có hiệu quả pháp luật về THTK, CLP gắn với công tác phòng chống tham nhũng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra lãng phí tại đơn vị mình; trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin phát hiện để xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra hành vi lãng phí.
Tăng cường công tác tự kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025; tự kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về THTK, CLP và các quy định có liên quan trong phạm vi quản lý.
Thực hiện công khai trong THTK, CLP đặc biệt là công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí.
 Hàng năm căn cứ Chương trình THTK, CLP của ngành, Nhà trường ban hành Chương trình THTK, CLP cụ thể của đơn vị; đồng thời thực hiện đánh giá kết quả THTK, CLP trong chi thường xuyên theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định giao dự toán NSNN hàng năm của UBND huyện. Trên cơ sở đó, xây dựng Báo cáo THTK, CLP hàng năm gửi Phòng GD&ĐT tổng hợp, báo cáo cấp trên đúng thời hạn theo quy định pháp luật cụ thể:
Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình kết quả THTK, CLP trong phạm vi, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Thực hiện báo cáo đột xuất (nếu có) về tình hình, kết quả THTK, CLP theo đúng nội dung yêu cầu và đúng thời hạn.
Trên đay là Kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong trường học  giai đoạn 2021 – 2025 của trường mẫu giáo Phước Lý./. 
 
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục (b/c);
- CB,GV,NV (t/h);
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Nguyễn Thị Kim Loan