Trường Mẫu giáo Phước Lý

Kế hoạch năm học 2021-2022

PHÒNG GDĐT CẦN GIUỘC     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
     TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ                      Độc lập -Tự do -Hạnh phúc        
      
      Số: 283/KH-MGPL                           Phước Lý, ngày 13 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022
                                                    
Căn cứ Quyết định số 8138/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Long An;
Thực hiện Hướng dẫn số 2355/HD-SGDĐT ngày 09/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;
 Thực hiện hướng dẫn số  1352/HD-PGDĐT ngày 15/9/2021 của Phòng GD&ĐT Cần Giuộc về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trường MG Phước Lý xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 như sau:
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đội ngũ CB-GV-NV:
- Tổng số CB-GV-NV: 19 (biên chế: 15; hợp đồng: 04).Trong đó:
▪ CBQL: 02
▪ Giáo viên: 11 (Biên chế: 11)
▪ Nhân viên: 06 (Biên chế: 2- Y tế ;  Kế toán; hợp đồng: 04- 1 bảo vệ- 3 cấp dưỡng)
- Trình độ đào tạo CB-GV-NV:
▪ CBQL: Trên chuẩn 2/2 (100%);
▪ GV: Đạt chuẩn 01, trên chuẩn: 10;
▪ Nhân viên: Trên chuẩn 02/6;
- Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ:
▪ Tin học A 12/15 đạt: 80%; B: 2/15 đạt: 13.33%.
▪ Ngoại ngữ B: 15/15 đạt 100%;
- Đảng viên: 8/19, tỷ lệ 42.10 % 

 2. Tình hình học sinh:
- Tổng số học sinh: 191 trẻ/6 lớp. Trong đó:
▪ Lớp chồi: 56 trẻ/2 lớp (02 lớp bán trú)
▪ Lớp lá: 135 trẻ/4 lớp (4 lớp học bán trú)
- Tổng số nhóm trẻ trên địa bàn: 6
▪ Tổng số trẻ: Do tình hình dịch  bệnh nên chưa nhận trẻ (bán trú)
 3. Số diểm trường:
* Có 04 điểm trường: Phòng học 07; trong đó: Kiên cố 5; bán kiên cố 02;
▪ Điểm Phước Lý : 01 lớp chồi học bán trú;
▪  Điểm Vĩnh Phước : 01 lớp lá học bán trú.
▪ Điểm Phú Ân: 03 lớp lá và 01 lớp chồi học  bán trú
- Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng dạy học  được bổ sung cho các lớp.
- Có 02 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời, có cây xanh, bóng mát
- Sân chơi các lớp đáp ứng với nhu cầu vui chơi của trẻ.
4. Công tác tuyển sinh
- Trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỉ lệ 100%.
- Trẻ 3-5 ra lớp 199/369 đạt tỉ lệ 52,84 %
5. Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục Đào tạo Cần Giuộc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Phước Lý  sự quan tâm ủng hộ tích cực của Hội cha mẹ học sinh.
- Tập thể CB-GV-NV đoàn kết, nhất trí, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức cao trong công tác tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. Biết khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng trưởng, phòng học thoáng mát, rộng rãi tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ.
Khó khăn
-Do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nên việc đi học của trẻ chậm hơn so với năm học trước. Khi trẻ đến trường việc thực hiện PCD theo biện pháp 5K gặp nhiều khó khăn.
- Ngay từ đầu năm học 2021-2022 nhà trường đã thiếu giáo viên 1 giáo viên, và có 01 giáo viên hộ sản.
- Đa số phụ huynh là lao động phổ thông, thu nhập không ổn định nên sự đóng góp hỗ trợ của phụ huynh còn nhiều hạn chế.
-  Nhận thức của một số phụ huynh đối với cấp học còn hạn chế.
- Nguồn kinh phí để mua sắm các trang thiết bị theo văn bản hợp nhất số 01 còn gặp nhiều khó khăn.
II. NHIỆM VỤ CHUNG.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền để quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN); Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục (NDCSGD) trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
2. Thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với GDMN. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục (NDCSGD) trẻ trong các cơ sở GDMN; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT), chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ  em 5-6 tuổi vào học lớp một; chuẩn bị các điều kiện phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN); nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ CBQL; triển khai thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, xây dựng kế hoạch  thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác truyền, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong NDCSGD trẻ nhằm phát huy sức ảnh hưởng của GDMN đối với xã hội đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để phát triển GDMN.
3. Chủ đề năm học 2021-2022  là “ Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”.
III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Cơ sở thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của các cấp, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn xã, bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch; làm tốt công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tăng cường công tác quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại đơn vị vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo chương trình GDMN.
- Đơn vị đảm bảo an toàn cho trẻ và tổ chức thực hiện NDCSGD trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo trong phòng chống dịch bệnh Covid-19; đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các nhóm,lớp đặc biệt là các nhóm, lớp ngoài công lập trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ và quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đưa nội dung chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ” vào nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở GDMN tại địa phương, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị, đặc biệt quan tâm giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra; Nhà trường kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nâng cao năng lực cho đội ngũ trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, giáo dục an toàn giao thông, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình NDCSGD trẻ; triển khai thực hiện chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN. Đơn vị, các nhóm, lớp ngoài công lập (NCL) rà soát các tiêu chuẩn trong thông tư 13/BGDĐT để đề nghị UBND huyện(trường), UBND xã (nhóm, lớp NCL) cấp giấy chứng nhận trường an toàn cho những trường, lớp đủ điều kiện. Đảm bảo 100% các cơ sở GDMN không xảy ra tình trạng bạo hành trẻ;
- Phối hợp với ngành y tế địa phương trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh (dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác...), bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, tổ chức ăn bán trú, giáo dục an toàn giao thông, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình NDCSGD trẻ.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các lớp thực hiện phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT.
- 100% các nhóm lớp thực hiện công tác phòng chống dịch theo thông điệp 5k;
- 100% các điểm trường có đủ nước sạch, có máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn ….thực hiện công tác phòng chống dich covid-19
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, không xảy ra tai nạn thương tích trong trường học;
- 100% số nhóm lớp có góc tuyên truyền tại lớp đa dạng và phong phú về  nội dung, hình thức;
- 100% lớp học được trang bị và tự làm thêm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ;
- 100% các lớp không xảy ra tình trạng bạo hành trẻ, phòng chống bạo lực học đường;
  - 100% trẻ học tại đơn vị được khám sức khỏe định kỳ (2 lần/năm);
  - 100% đội ngũ giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phấn đấu đến cuối năm đạt giấy chứng nhận trường học an toàn theo thông tư số 13/BGDĐT
● Biện pháp thực hiện:
- Tuyên truyền đến phụ huynh trẻ cách phòng chống bệnh khi trẻ ở nhà: rửa tay thường xuyên, rửa đúng cách với xà phòng, ăn chín, uống chín, lau chùi nhà, tay nắm cửa, mang khẩu trang từ nhà đến trường, giữ khoản cách 2m….
- Hàng ngày nhà trường thực hiện đo thân nhiệt, rửa tay trước khi trẻ vào trường, lớp.
- Thực hiện khai báo y tế hàng ngày, An toàn covid tuần 2 lần.
- Thực hiện quét mã QR hàng ngày khi phụ huynh, đội ngũ giáo viên, nhân viên vào trường.
- Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm trong và ngoài lớp học;
- Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ;
- Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp trẻ nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh;
- Đón, trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt;
- Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh việc tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể;
- Triển khai và thực hiện nghiêm túc thông tư số 13/2010/TT-BGD ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giaó dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
- Chủ động phối hợp với Y tế xã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại đơn vị, thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong các cơ sở GDMN; có giải pháp ứng phó với dịch bệnh khi xảy ra trong đơn vị.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
- Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, trong đó tập trung vào: thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN; Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở GDMN và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GVMN, tiểu học, trung học cơ sở; Nghị định số 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo; Thông tư số 47/2020/TT-BGD ĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN; Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non. Tiếp tục tham mưu, tìm ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển GDMN của địa phương giai đoạn 2019-2025.
- Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình; nâng cao chất lượng công tác quản trị cơ sở GDMN; tăng cường đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn, không phát sinh hệ thống hồ sơ sổ sách so với quy định. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GDMN theo Điều lệ trường mầm non. Triển khai các nhiệm vụ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và thực hiện công khai theo qui định. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các trường mầm non; Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm các quy định về quản lý tài chính nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu sai quy định trong nhà trường.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ cho cơ sở gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở GDMN theo Thông tư số 11/2020/TT- BGD&ĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại cơ sở bằng cách đẩy mạnh công tác kiểm tra ở đơn vị, và các nhóm trẻ ngoài công lập, đặc biệt đối với các nhóm trẻ ngoài công lập nhà trường quản lý, nguồn lực và điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình GDMN nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ. Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo các cấp có liên quan đến GDMN. Thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh UDCNTT trong công tác quản lý GDMN. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất đảm bảo số liệu chính xác, đảm bảo thời gian theo quy định.
-  Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong việc quản lý GDMN ngoài công lập; huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư giám sát việc tổ chức, hoạt động các nhóm trẻ NCL. Tham mưu với chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động của các trường, nhóm, lớp tư thục đủ điều kiện theo qui định và kiên quyết xử lý, giải thể những cơ sở không đủ điều kiện theo qui định.
- Tiếp tục xây dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, an ninh, thân thiện, chất lượng và bình đẳng, chú trọng xây dựng và quản lý tốt môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp gắn với tăng cường  giáo dục nhân cách trẻ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong giáo dục đạo đức nhân cách cho trẻ; đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; phát động phong trào học bơi và phòng chống đuối nước cho trẻ.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% CB,GV,NV thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN; Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở GDMN và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GVMN, tiểu học, trung học cơ sở; Nghị định số 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo; Thông tư số 47/2020/TT-BGD ĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN; Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non. Tiếp tục tham mưu, tìm ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển GDMN của địa phương giai đoạn 2019-2025 tại đơn vị.
- 100% CB-GV đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn, không phát sinh hệ thống hồ sơ sổ sách so với quy định. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động đơn vị theo Điều lệ trường mầm non. Đổi  mới đánh giá chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá giáo viên mầm non theo hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện công khai theo qui định. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính tại đơn vị: Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm các quy định về quản lý tài chính nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu sai quy định trong nhà trường;
- Thực hiện tốt quyền tự chủ tại đơn vị gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở GDMN theo Thông tư số 11/2020/TT- BGD&ĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; thực hiện quy chế công khai tại đơn vị theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thực hiện tốt kiểm tra các khoản thu;
- Thực hiện tốt cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị; triển khai ứng dụng có hiệu quả các phần mềm chương trình kidsmart cho trẻ mẫu giáo;
- 100% nhóm trẻ NCL kết nối internet (qua điện thoại);
- Kiểm tra các nhóm, lớp mầm non ngoài công lập năm/3lần;
- Thực hiện tốt xây dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, an ninh, thân thiện, chất lượng và bình đẳng, chú trọng xây dựng và quản lý tốt môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp gắn với tăng cường  giáo dục nhân cách trẻ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức nhân cách cho trẻ; đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; phát động phong trào học bơi và phòng chống đuối nước cho trẻ;
● Biện pháp thực hiện:
- Khuyến khích giáo viên trao đổi thông tin qua địa chỉ Email, thường xuyên cập nhật, khai thác các thông tin trên mạng;
- Tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán được tham quan học tập việc sử dụng  phần mềm giáo án điện tử;
- Thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, chặt chẽ;
- Khai thác và sữ dụng có hiệu quả các phần mềm về công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ;
- Khuyến khích nhóm trẻ NCL kết nối mạng internet;
- Tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở giáo dục NCL, bảo đảm môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện và an toàn đặc biệt là các nhóm trẻ NCL;
- Tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra nhóm trẻ ngoài công lập;
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, quy chế dân chủ trong các cơ sở GDMN; Thực hiện 03 công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhà trường thực hiện công khai chất lượng giáo dục mầm non, công khai về cơ sở vật chất, công khai về đội ngũ CBQL-GV-NV. Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục, có triển khai trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm;
- Thực hiện đủ các chế độ BHXH , BHYT, BHTN  cho giáo viên, công nhân viên theo chế độ hiện hành;
- Thực hiện các chính sách cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên;
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhóm trẻ NCL, bảo đảm môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện và an toàn.
3. Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 04/7/2019 của UBND huyện về thực hiện Đề án phát triển GDMN trên địa bàn huyện Cần Giuộc giai đoạn 2019-2025, đẩy mạnh rà soát, đánh giá điều kiện hoạt động của các cơ sở GDMN, sắp xếp và phát triển hệ thống trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu NDCSGD trẻ theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cơ chế, chính sách theo quy định.
-  Tích cực tham mưu để phát triển quỹ đất xây dựng trường, lớp; có giải pháp để phát triển trường lớp. Phát triển nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trường, lớp mở rộng quy mô GDMN. Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ được đến trường, lớp trên cơ sở biên chế đã được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ trẻ.
- Đánh giá việc thực hiện các quy định về quy mô và các điều kiện của đơn vị các trường mầm non, các nhóm, lớp độc lập theo quy định của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 về quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Điều lệ trường mầm non. Khuyến khích thành lập mới các trường mầm non ngoài công lập ở thị trấn và các xã có khu, cụm công nghiệp và những nơi có điều kiện nhằm huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp, tăng tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 0-4 tuổi đến nhóm trẻ, nhà trẻ và trường mầm non.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện chương trình GDMN, phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Ưu tiên đầu tư kinh phí để đầu tư cho cơ sở GDMN.Ưu tiên đảm bảo CSVC đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập; chú trọng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, đảm bảo điều kiện CSVC để nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ ở các điểm lẻ. Tích cực, chủ động tham mưu chính quyền địa phương quan tâm đầu tư CSVC để đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp; sĩ số trẻ em/nhóm, lớp theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp trường, lớp từng bước đáp ứng tiêu chuẩn CSVC quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
-  Thực hiện rà soát trường, lớp mầm non, hạn chế các điểm phụ, sắp xếp lại các lớp mẫu giáo có số cháu/lớp thấp so với quy định tại Điều lệ trường mầm non. Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ và trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, cụ thể tăng từ 1-2% trẻ nhà trẻ và từ 1-2,5% trẻ mẫu giáo.Phấn đấu trẻ trong độ tuổi mẫu giáo có ít nhất 64 % trẻ  được đến trường. Có biện pháp tích cực nhằm đảm bảo tất cả trẻ 5 tuổi được đến trường, lớp mẫu giáo. Có kế hoạch tổ chức cho trẻ 5 tuổi được học bán trú, đảm bảo cho việc đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Phấn đấu tỷ lệ trẻ 0-5T đến trường mầm non, mẫu giáo học bán trú  toàn huyện đạt 100 %.
- Thực hiện tốt việc quản lý, lựa chọn, sử dụng đồ chơi, tài liệu, học liệu theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 và Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT. Rà soát, bổ sung đồ chơi, học liệu tại các cơ sở GDMN đảm bảo quy định về số lượng và chất lượng; bố trí kinh phí và huy động nguồn lực để mua sắm bổ sung các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị; tài liệu, học liệu phù hợp với thực hiện nội dung chương trình GDMN, theo yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại. Ngoài tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu đã được quy định trong danh mục của Bộ GD&ĐT, đơn vị cần tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có phù hợp với văn hóa địa phương, gắn với cuộc sống của trẻ. Quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi hiện có; tăng cường kiểm tra, bảo quản và sử dụng thiết bị trong các cơ sở GDMN.
-  Thực hiện tốt các chính sách xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển GDMN ngoài công lập; Khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại của các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 để tham mưu   các giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn để đơn vị duy trì hoạt động.
- Thực hiện tốt công tác Kiểm định chất lượng giáo dục và trường Chuẩn Quốc gia theo lộ trình, nhà trường thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ( cập nhật cả phần mềm) làm cơ sở để đăng ký  đánh giá ngoài theo qui định tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với đơn vị.
- Từng bước xây dựng thư viện tại đơn vị theo Luật Thư viện đặc biệt chú ý xây dựng thư viện số, hỗ trợ giáo viên, CBQL và phụ huynh khai thác tài nguyên thông tin trên mạng trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GDMN theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển GDMN.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động trẻ  từ 0 - 2 tuổi ra lớp:  Chưa ra lớp do tình hình dịch bệnh nên cca1 nhóm trẻ chưa nhận trẻ  
- Trẻ từ 3-5 tuổi  ra lớp: 195/369 đạt tỷ lệ 52,84%
- Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp 100%
- Trẻ 5 tuổi thực hiện học bán trú 100%
- 100% các lớp có đồ dùng học tập cho trẻ
- 100% các lớp có được trang bị đồ dung đồ chơi theo văn bản hợp nhất 01.
- 100% lớp thực hiện tốt giữ vệ sinh môi trường, tạo môi trường “Xanh - sạch - đẹp- an toàn”
- Phấn đấu đến năm 2022 trường đạt kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia.
 - Thực hiện quản lý đất đúng theo pháp luật
● Biện pháp thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện tối đa số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp theo điều kiện hiện có của trường.
- Tổ chức cho CBGV điều tra trẻ trong độ tuổi 0-5 tuổi trên địa bàn để có kế hoạch vận động ra lớp
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh  tuyên truyền về cấp học mầm non đến các bậc cha mẹ.
 - Trang bị thêm một số kệ, đồ chơi trong lớp và ngoài trời, đồ dùng đồ chơi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Chú trọng đầu tư cho các lớp 5 tuổi.
- Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu dễ tìm, có sẵn ở địa phương…để làm đồ dùng học liệu cho trẻ.
 - Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều trang bị đầy đủ đồ dùng bán trú đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Không sử dụng đồ dùng bằng nhựa tái sinh.
- Thực hiện xã hội hoá GDMN tranh thủ các nguồn tài trợ cho trường từ địa phương và từ các tổ chức xã hội  khác nhằm tăng cường  cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, học tập và làm việc cho đội ngũ giáo viên, học sinh. Cần phát huy tính chủ động sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc huy động nguồn lực tích cực tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các lớp MG 5-6 T
- Tham mưu quy hoạch mở rộng đất để xây dựng trường lớp nhằm nâng cao tỉ lệ trẻ từ 0-5 truổi ra lớp.
+ Ngoài công lập:
● Chỉ tiêu cụ thể:
- Đảm bảo 100% nhóm lớp NCL được cấp phép.
● Biện pháp thực hiện:
- Tăng cường quản lý và kiểm tra nhóm trẻ trên điạ bàn xã,
- Khuyến khích tăng cường CSVC và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm trẻ.
- Kiểm tra 1 năm /3 lần để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy ở các nhóm lớp.
- Tăng cường quản lý và kiểm tra các cơ sở nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập tư thục, khuyến khích tăng cường đầu tư, cải tạo, đảm bảo các điều kiện CSVC và thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với yêu cầu quy mô số lượng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, kiên quyết không xảy ra các tình trạng các cơ sở không có giấy phép và không đủ điều kiện hoạt động
4. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo ở những nơi có điều kiện
 - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Thực hiện và duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2021; Lập kế hoạch mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để thực hiện có chất lượng chương trình GDMN chỉnh sửa; Tích cực tham mưu, hợp đồng giáo viên nhằm đảm bảo đủ giáo viên dạy lớp, có kế hoạch nâng chuẩn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên để huy động hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp, tăng tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi và trẻ 3 tuổi, 4 tuổi đến trường. Triển khai cập nhật đầy đủ số liệu theo quy định vào phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu trẻ em giữa báo cáo thống kê chuyên môn và báo cáo phổ cập để đảm bảo tính chính xác. Rà soát các điều kiện thực hiện PCGDMN cho trẻ em 4 tuổi trong thời gian tới. Tham mưu cho chính quyền địa phương kế hoạch triển khai công tác PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo, tiến tới toàn quốc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mẫu giáo vào năm 2030.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ cho trẻ em và giáo viên theo quy định.
- Thực hiện có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT (địa chỉ truy cập: http://pcgd.moet.gov.vn); cập nhật đầy đủ thông tin về trẻ em, đội ngũ, CSVC...trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa số liệu chuyên môn và phổ cập.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo;
- Phấn đấu huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp học bán trú
- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100%.
- Thực hiện hợp đồng thực phẩm nấu ăn an toàn cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch phổ cập trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu
-100% các lớp trang bị mua sắm ĐDĐC theo chương trình GDMN mới.
- Phấn đấu tiếp tục đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo trong diện.
- Triển khai thực hiện tốt Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của BGDT Ban hành quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Hoàn thành  báo cáo tự đánh giá theo qui trình đầy đủ, cập nhật hồ sơ đầy đủ.
● Biện pháp thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN cho từng giai đoạn  và từng năm cụ thể.
- Thực hiện điều tra nắm số liệu trẻ 5 tuổi trên địa bàn.
- Kết hợp chính quyền địa phương truyền truyền vận động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu.
- Phấn đấu từng bước thực hiện trang bị, mua sắm đồ dùng đồ chơi đạt yêu cầu theo quy định.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động mạnh thường quân hổ trợ kinh phí mua sắm, tu sữa các điểm lớp.
-Triển khai thực hiện tốt Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của BGDT Ban hành quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Hoàn thành  báo cáo tự đánh giá theo qui trình đầy đủ, cập nhật hồ sơ đầy đủ.
- Cập nhật đầy đủ số trẻ trong diện để kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo.
- Phấn đấu huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp học bán trú
- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100%.
- Thực hiện hợp đồng thực phẩm nấu ăn an toàn cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch phổ cập trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu
- 100% các lớp trang bị mua sắm ĐDĐC theo chương trình GDMN mới.
5. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động NDCSGD trẻ
5.1. Quản lý chất lượng công tác nuôi dưỡng trẻ em
- Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ tại đơn vị theo quy định. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm; đặc biệt tách riêng tiền ăn của trẻ, công khai minh bạch, quyết toán theo đúng qui  định, đối với những mục chi theo thực tế thì có hóa đơn chứng từ kèm theo; xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN. Đảm bảo 100 %  trẻ 0-5 tuổi  đều được học bán  trú.
- Chủ động phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, quản lý tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các qui định về công tác y tế trường học theo Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ trong đơn (Kể cả NCL) được khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 0,5%/năm và thấp còi dưới 0,4%/năm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì;
- Chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác y tế trường học, kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm. Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động NDCSGD trẻ hàng ngày;
- Huy động nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ việc tổ chức bữa ăn bán trú, bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú cho trong nhà trường; có giải pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ em tại đơn vị
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức bữa ăn bán trú của trẻ; khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc giám sát quy trình tổ chức ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ tại cơ sở GDMN; quản lý tài chính theo quy định, hồ sơ lưu giữ đầy đủ;
- Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì;
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% trẻ được cung cấp đảm bảo đủ năng lượng một ngày cho trẻ tại trường.
- 100 % GV thực hiện tốt công tác quản lý đối với trẻ .
- 100% đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trẻ được theo dõi bằng biểu đồ phát triển, cân đo hàng quý.
- 100% trẻ được theo dõi khám sức khoẻ 1lần/ năm. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 0,5%/năm và thấp còi dưới 0,4%/năm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì;
- Duy trì sĩ số đến cuối năm đạt tỉ lệ 100%.
- Tỉ lệ chuyên cần: 98%; bé ngoan: 97%
- 100% các lớp có nước sạch cho trẻ dùng
- 100 GV, NV được khám sức khỏe một lần/ năm
- 100 % trẻ được ăn bán trú.
- Bếp ăn đảm bảo VSATTP, nhà trường thực hiện VSATTP đúng theo quy định.
- 100% trường, lớp có góc trao đổi với cha mẹ học sinh và theo dõi trẻ thường xuyên phối kết hợp với cha mẹ trẻ qua sổ bé ngoan của từng tuần, hàng tháng. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thường xuyên tổ chức cho con em tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng chống suy dinh dưỡng.
- 100% phòng làm việc, lớp học có môi trường sạch đẹp, có cây xanh, sắp xếp hợp lý, khoa học. Tạo được môi trường cho trẻ tích cực hoạt động.
- 100 % GV thực hiện tốt công tác dinh dưỡng, giáo dục trẻ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, và vệ sinh trong ăn uống đồng thời biết được các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể .
● Biện pháp thực hiện:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể nhất là Y tế xã trong việc chăm sóc sức khỏe, tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ 1lần/năm, quản lý sức khỏe, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh trong các điểm trường học. Tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đầu năm học.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em  4, 5 tuổi  theo quy định tại Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ. Huy  động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc hỗ trợ ăn trưa ở địa bàn đặc biệt khó khăn, có hoàn cảnh khó khăn đang học tại các cơ sở GDMN. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong đơn vị. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn đơn vị, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT và an toàn thực phẩm: Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của địa phương. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm trong  bếp ăn tại đơn vị. Tất cả trẻ đến trường, lớp được thực hiện bán trú.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong đơn vị. Đảm bảo 100% trẻ trong đơn (Kể cả NCL) được khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 0,5%/năm và thấp còi dưới 0,4%/năm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì; Đảm bảo 100% trẻ trong đơn (Kể cả NCL) được khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 0,5%/năm và thấp còi dưới 0,4%/năm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì;
- Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì; chú trọng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt ở các điểm trường lẻ.
5.2. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN
1.Thực hiện kế hoạch NDCSGD trẻ theo yêu cầu của Chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
 a) Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng chống dịch Covid-19
-Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên, các nhóm trẻ ngoài công lập tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ qua các nhóm qua Zalo, facebook, Messenger, youtube... thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp;
- Nhà trường không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ bằng kênh liên lạc phù hợp; tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc NDCSGD trẻ em. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục;
- Trẻ mẫu giáo 5 tuổi: lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100 % đội ngũ CBGVNV thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
-100 % đội ngũ giáo viên, nhân viên, các nhóm trẻ ngoài công lập tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ qua các nhóm qua Zalo, facebook, Messenger, youtube... thực hiện tốt công tác phòng chống dịch;
 -100 % giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp;
- 100 % giáo viên  thực hiện phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc NDCSGD trẻ em.
100 % giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN;
-100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi biết lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.
 ● Biện pháp thực hiện:
- Chỉ đạo giáo viên thành lập các zalo nhóm lớp để thực hiện phối hợp với phụ huynh, kịp thời thông tin, hương dẫn phụ huynh các tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ.
-  Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh học sinh qua các nhóm qua Zalo lớp, youtube, tivi... về chương trình chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng trẻ ở nhà khi không đến trường.
- Phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp.
- Lựa chọn những nội dung phù hợp với độ tuổi trẻ để hướng dẫn phụ huynh khi trẻ ở nhà. Tư vấn phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi ở nhà, cho trẻ ăn uống vừa phải, đảm bảo đầy đủ các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Tăng cường vitamin C cho trẻ vì trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu, không cho trẻ ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết.
-Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: Giáo viên lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một
Lựa chọn các mục tiêu cốt lõi trong chương trình, xây dựng nội dung, quay video gửi đến phụ huynh, phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ tại nhà nhằm hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN, các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục.
b) Khi trẻ em đến trường trở lại
- Đơn vi điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN;
- Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại tài liệu Hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, Nhà trường thống nhất, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ em đạt những kết quả mong đợi để chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp Một; đảm bảo trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học;
-Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh, cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100 % giáo viên thực hiện điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
-100 % giáo viên biết lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN;
- 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tải tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1,
-100% trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học;
 
● Biện pháp thực hiện:         
- Để chủ động  trong việc  có thể cho trẻ đi học trở lại sau khi hết dịch:
Nhà trường thực hiện tiêu độc, khử khuẩn, vệ sinh bàn ghế, thiết bị dạy học, lớp học, đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh cho trẻ (nước sạch và xà phòng); hướng dẫn, cha mẹ trẻ về cách thức phòng, chống bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về dịch bệnh COVID-19. Thực hiện phòng trách dịch bệnh theo thông điệp 5 K.
- Đơn vi điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN;
-Điều chỉnh kế hoạch năm học, tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp với địa phương; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ trong đơn vị để giúp trẻ đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN;
-Tổ chức thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh, cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.
c) Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung phù hợp với điều kiện của từng địa phương và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các cơ sở GDMN, phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
-Triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi
- Đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi, quản lý việc tổ chức làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo ở những nơi có điều kiện tổ chức cho trẻ; triển khai thực hiện Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 với chủ đề năm học “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện”, tập trung vào nội dung xây dựng môi trường NDCSGD trẻ; lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống; tổ chức tập huấn thực hiện chương trình GDMN cho 100% đội ngũ CBQL, GVMN theo kế hoạch;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình “Giáo dục kễ giáo” (lớp chồi 1); triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” (lớp Lá 2); thực hiện giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe với giáo dục  phát triển vận động (lớp lá 3) và nhân rộng mô hình đến các lớp và có sơ tổng kết các chuyên đề
- Nhà trường hướng dẫn giáo viên trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương trình giáo dục nhà trường; thực hiện có hiệu quả, thiết thực đánh giá việc thực hiện chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện và bối cảnh nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ em.
- Tạo điều kiện CB,GVMN khai thác sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hiệu quả, đúng quy định; ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
- Phát huy tính sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp NDCSGD trẻ, tạo ra những sản phẩm có giá trị trong việc thực hiện chương trình GDMN. Tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình trong các cơ sở GDMN;
 - Tăng cường phát hiện sớm, can thiệp sớm, đảm bảo giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách cho trẻ em và giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các cơ sở GDMN.Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về quy trình quản lý và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân đối với trẻ khuyết tật học hoà nhập. Hỗ trợ các cơ sở GDMN thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ khuyết tật
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% giáo viên thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi,  
 100%  đội ngũ giáo viên thực hiện Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 với chủ đề năm học “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện”, tập trung vào nội dung xây dựng môi trường NDCSGD trẻ; lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…;
- 100% giáo viên áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương.
-  100% GV xây dựng kho tài liệu và biết khai thác, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hiệu quả, đúng quy định; ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
● Biện pháp thực hiện:
- Tổ chức hội giảng chuyên đề ở các lớp thực hiện điểm, giúp các lớp còn lại học tập rút kinh nghiệm và vận dụng thực hiện trong năm tiếp theo.
- Tổ chức thao giảng hàng tháng có UDCNTT trong soạn giảng .
- Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến (mỗi GV xây dựng các bài giảng phù hợp với các nội dung tuyên truyền của công văn 1477/PGDĐT-MN ngày 02/10/2021) và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSDS trẻ.
 
- BGH thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của từng GV àqua đó có hướng dẫn, giúp đở và đóng góp kịp thời cho giáo viên.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bộ đồ dùng học tập cá nhân trẻ.
- Tổ chức đánh giá sau chủ đề các lớp và đánh giá khảo sát sau chủ đề
- Tổ chức nghiêm túc hội thi giáo viên giỏi cấp trường .
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ và tay nghề của từng giáo viên trong công tác CSGD trẻ qua đó có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống cho trẻ trong trường mầm non, có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
- Thực hiện chương trình giáo dục mầm non GDMN sau sửa đổi. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ, tất cả các lớp xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư phạm, tính gợi mở và an toàn. Luôn tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của từng lứa tuổi, trẻ tự khám phá tìm tòi ra cái mới, giáo viên theo dõi giúp trẻ hoàn thiện kiến thức.
- Không ngừng trao đổi học tập kinh nghiệm để có kế hoạch từng bước chuẩn bị bồi dưỡng đội ngũ nâng cao chất lượng, mua sắm trang thiết bị để dạy chương trình GDMN sau sửa đổi.
- Khuyến khích phụ huynh có trẻ 5 tuổi đăng ký tham gia học thí điểm tiếng Anh tại trường.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; bồi dưỡng tập huấn đội ngũ, nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ; nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu NDCSGD trẻ; khuyến khích CBQL và giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu hữu ích trên mạng Internet. Khuyến khích giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu hữu ích trên mạng Internet. Đơn vị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW và Chỉ thị số 27-CT/TTg); thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong  nhà trường (Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019); tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 744/KH-PGDĐT ngày 11/7/2019 về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025.
- Thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, bồi dưỡng GV đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi 2019; thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định việc sử dụng giáo viên, CBQL giáo dục trong các cơ sở GDMN, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; Tiếp tục rà soát, đánh giá đội ngũ CBQL, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng theo chuẩn. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, CBQL mầm non ở các cơ sở giáo dục công lập, tư thục theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, CBQL cơ sở GDMN, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Tiếp tục tham mưu cho các cấp lãnh đạo bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và theo chủ trương của Chính phủ nêu tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 theo tinh thần “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”;  đơn vị thiếu giáo viên bố trí bảo đảm ít nhất 02 giáo viên/lớp; tiếp tục thỉnh giảng kịp thời đối với GV còn thiếu theo định mức để đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu NDCSGD trẻ em.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của CBQL, GVMN trong việc thực hiện nhiệm vụ.Thực hiện đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo chất lượng của đội ngũ tương xứng với trình độ được đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL cơ sở GDMN về quản lý trường học, hiểu biết, nắm vững và triển khai có hiệu quả các văn bản quy định hiện hành. Tăng cường vai trò của cán bộ quản lí các cơ sở mầm non trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN
-  Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định hiện hành.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% CBGVNV thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo;
- 100% đội ngũ quyết tâm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non (Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019).
- 100% CB-GV được học tập bồi dưỡng chương trình GDMN mới, nắm chắc - 100% CBGVNV được bồi dưỡng đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi 2019; thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định việc sử dụng giáo viên, CBQL trong đơn vị
● Biện pháp thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo;
- Cán bộ giáo viên nhân viên quyết tâm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non (Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019).
- CBGVNV được bồi dưỡng đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi 2019; thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định việc sử dụng giáo viên, CBQL trong đơn vị
7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, tuyển sinh, chăm sóc, giáo dục trẻ, công khai chất lượng giáo dục mầm non. Biết khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu ngành và dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả.
- Tăng cường sử dụng các phần mềm để từng bước chuyển đổi hồ sơ giấy, sang hồ sơ điện tử. Triển khai các phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý để thực hiện các hoạt động (lập kế hoạch, theo dõi chỉ đạo, quản lý bán trú, quản lý đồ dùng, đồ chơi) của các đơn vị có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định để đảm bảo chất lượng quản lý.
- Từng bước đầu tư đầu tư hệ thống họp, hội thảo, dạy học trực tuyến để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học. Tăng cường ứng dụng phương thức trực tuyến để tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên cơ sở GDMN.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- Đảm bảo 100% lớp học, phòng làm việc có máy tính,  ti vi phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.
- 100% CB - giáo viên có địa chỉ Email cá nhân để trao đổi thông tin, học tập, chia seû chuyên môn, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục.
● Biện pháp thực hiện:
- Khuyến khích giáo viên trao đổi thông tin qua địa chỉ Email, thường xuyên cập nhật, khai thác các thông tin trên mạng.
- Thực hiện sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, chặt chẽ.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm về công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
8. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN. Phối hợp với các cơ quan báo, đài tăng cường thông tin, truyền thông về GDMN, kết quả thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; kết quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN. Khai thác các nền tảng công nghệ để truyền thông nâng cao về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ đối với CBQL, GVMN.
- Tăng cường nâng cao chất lượng công tác truyền thông về công tác phổ biến và hướng dẫn các nhóm trẻ NCL thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; chương trình GDMN; truyền thông về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng NDSCGD trẻ.
-  Chủ động trong công tác truyền thông, tập trung truyền thông về vai trò, vị trí của GDMN; phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng, gương người tốt việc tốt, mô hình hay… Thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng, theo các chủ đề, chuyên mục trong năm học.
- Tăng cường công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng trong thời gian trẻ em tạm dừng đến trường do phòng dịch bệnh và thiên tai; cung cấp cho cha mẹ trẻ  đường dẫn để xem, đọc tài liệu/video Cẩm nang hướng dẫn cha mẹ trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non khi trẻ ở nhà  trên Cổng Thông tin điện tử Bộ GD&ĐT; đặc biệt tăng cường công tác truyền thông đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng về tổ chức hoạt động NDCSGD trẻ tại nhà trong thời gian dịch bệnh Covid19 còn diễn biến phức tạp.
- Tổ chức tốt các lễ hội trong năm học như: ngày hội đến trường, tết trung thu, ngày hội của các cô giáo 20/11, tết nguyên đán, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, ngày tết thiếu nhi 1/6 và lễ ra trường của các cháu mẫu giáo lớn.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- 100 % CBGV tham gia làm công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN. Tuyên truyền kết quả thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; kết quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN.
- 100 % CBGV tham gia làm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ 0-3 tuổi tuổi  (88 bài tuyên truyền)
- 100 % các lớp thực hiện tốt góc tuyên truyền, thay đổi nội dung thường xuyên (1 tháng /1 lần)
- 100 % GV tư vấn phụ huynh về phòng chống SDD, béo phì, các dịch bệnh, nhất là dịch bệnh Covit-19
- 100% các lớp tham gia các phong trào lễ hội theo kế hoạch
● Biện pháp thực hiện:
- Nhà trường  đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như thông qua các cuộc họp phụ huynh, giờ đón và trả trẻ, góc tuyên truyền “Bố mẹ cần biết” của trường và các lớp, sổ liên lạc, hòm thư góp ý vv... Để tuyên truyền cho cha mẹ về kiến thức chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covit-19, VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ;
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh tuyên truyền công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; vệ sinh phòng dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covit-19.
- Tổ chức đầy đủ các lễ hội trong năm học như: ngày hội đến trường, tết trung thu, ngày hội của các cô giáo 20/11, tết nguyên đán, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, ngày tết thiếu nhi 1/6 và lễ ra trường của các cháu mẫu giáo lớn.
- Phối hợp đài truyền thanh xã việc truyền thông.
9. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển GD&ĐT giai đoạn 2019 - 2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 86/NĐ-CP về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực GDMN. Rà soát, đánh giá các cơ sở GDMN có yếu tố nước ngoài.
- Tiếp tục huy động các tổ chức, các nhân đầu tư nguồn lực để phát triển GDMN; chú trọng phát triển trường lớp mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu, cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển trường, lớp, nhất là việc tu sửa, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các lớp.
● Biện pháp thực hiện:
- Tăng cường huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển trường, lớp, nhất là việc tu sửa, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các lớp.
- Huy động ban đại diên cha mẹ học sinh cùng tham gia huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển trường, lớp, nhất là việc tu sửa, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các lớp
10. Triển khai hiệu quả công tác thống kê, báo cáo về GDMN
- Tổ chức thực hiện báo cáo thống kê giáo dục định kỳ về GDMN theo Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 đúng thời hạn, đầy đủ và chính xác theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành và các báo cáo khác theo yêu cầu (nếu có); Đơn vị tổ chức rà soát, thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin hồ sơ về trường học, lớp học, học sinh, đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên, CSVC, tài chính đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngành theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT. Báo cáo phải chuẩn hóa dữ liệu giữa các bộ phận chuyên môn của Phòng GD&ĐT trong cùng thời điểm nhằm tạo điều kiện cho các cấp quản lý giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở GDMN, nâng cao hiệu quả thống kê, tổng hợp.
● Chỉ tiêu cụ thể:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các phụ lục thống kê, cáo cáo, chính xác, kịp thời
● Biện pháp thực hiện:
- Tổ chức rà soát, thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin hồ sơ về trường học, lớp học, học sinh, đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên, CSVC, tài chính đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngành theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT.
Đăng ký danh hiệu thi đua năm học 2021- 2022
* Tập thể:
a) Tập thể trường đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc”
b) Chi bộ đạt danh hiệu: “Chi bộ trong sạch vững mạnh”,
c) Công đoàn đạt danh hiệu:“Công đoàn đạt hoàn thành xuất sắc nhiểm vụ
* Cá nhân
-Đăng ký giáo viên giỏi cấp trường: 09/11
-Đăng ký giáo viên giỏi cấp huyện:  07/11
-Đăng ký giáo viên giỏi cấp tỉnh:  0/11
- Đăng ký  lao động Tiên tiến: 16/18
- Đăng ký CSTĐ cơ sở: 04/18
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, đề nghị tất cả  đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng và triển khai kế hoạch năm học đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm và phù hợp với tình hình thực tế của lớp.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo với BGH để xem xét, giải quyết.
- Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường MG Phước Lý./.
       Nơi nhận:                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- PGD&ĐT (theo dõi);
- Tổ khối (thực hiện);
- Lưu : VT.
                                       DUYỆT CỦA PHÒNG GD-ĐT
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan