Triển khai thực hiện công tác xã hội trong trường học đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Cần Giuộc
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||||
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||||
Số: 234 /KH-MGPL | Phước Lý, ngày 13 tháng 10 năm 2020 | ||||
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện công tác xã hội trong trường học đối với
cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
trên địa bàn huyện Cần Giuộc
Thực hiện Kế hoạch Số:796/KH-PGDĐT, ngày 3 tháng 7 năm 2020 của PGDĐT về Triển khai thực hiện công tác xã hội trong trường học đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Cần Giuộc
Trường MG Phước Lý xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội trong trường học với nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao kiến thức, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ học sinh trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng của cha mẹ, hoặc người giám hộ của học sinh, trong việc hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng học sinh. Hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội trong trường học.
- Kết nối các nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng cơ sở giáo dục thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trong trường học.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác xã hội trong trường học
1.1. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, công tác xã hội trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình học sinh, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với công tác xã hội trong trường học.
- Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hướng dẫn học sinh về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Hướng dẫn học sinh cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở giáo dục: Tổng
đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111;
1.2. Hình thức tuyên truyền
Đa dạng về hình thức tuyên truyền về công tác xã hội trường học trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin nhà trường như: Tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thi, tọa đàm, bảng tin, viết tin, đăng trang website của nhà trường và các hình thức tuyên truyền khác về công tác xã hội trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
2.Xây dựng và thực hiện công tác xã hội trong trường học
thường xuyên cập nhật các nội dung của công tác xã hội liên quan đến trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục để phát hiện nguy cơ, có phương án phòng ngừa, can thiệp,
1.2. Hình thức tuyên truyền
Đa dạng về hình thức tuyên truyền về công tác xã hội trường học trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin nhà trường như: Tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thi, tọa đàm, bảng tin, viết tin, đăng trang website của nhà trường và các hình thức tuyên truyền khác về công tác xã hội trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
2.Xây dựng và thực hiện công tác xã hội trong trường học
- Trên cơ sở Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT, kế hoạch của UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội trong trường học phù hợp với thực tiễn tại đơn vị, địa phương, với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh...).
- Công tác xã hội trong trường học phải quy định cụ thể những việc nên làm trong nhà trường, thể hiện thông qua phát hiện các nguy cơ trong và ngoài cơ sở giáo dục có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, phát hiện các vụ liên quan đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật...
- Công tác xã hội trong nhà trường phải được phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và học sinh; được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, Trangthôngtinđiệntử, trong phòng học, phòng làm việc... của nhà trường và gửi đến từng thành viên nhà trường qua hệ thống email, hệ thống liên lạc điện tử.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung của công tác xã hội trong các hoạt động ngoại khóa, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong công tác xã hội; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phối hợp các cơ sở giáo dục thực hiện công tác xã hội trong trường học.
thường xuyên cập nhật các nội dung của công tác xã hội liên quan đến trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục để phát hiện nguy cơ, có phương án phòng ngừa, can thiệp,
3.1. Nội dung công tác xã hội trong trường học
Nội dung công tác xã hội trong trường học áp dụng đối với tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non:
- Phát hiện các nguy cơ trong và ngoài cơ sở giáo dục có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; phát hiện các vụ việc liên quan đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ người học rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với học sinh, cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc giáo viên, học sinh có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho học sinh sau can thiệp hoặc học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.
3.2.1. Rà soát, phát hiện nguy cơ
- Rà soát, nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và các hiện tượng bất thường của học sinh. Chủ động phát hiện học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật.
- Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của cơ sở giáo dục như hòm thư góp ý, đường dây nóng hoặc các hình thức sử dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các vụ việc có nguy cơ gây tổn hại đến học sinh.
- Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hướng dẫn học sinh về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
đại chúng để tuyên truyền, vận động cộng đồng, xã hội kịp thời phản ánh thông tin về vụ việc liên quan đến học sinh và tham gia xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh.
- Hướng dẫn học sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở giáo dục: Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111; Trung tâm công tác xã hội các cấp hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội cộng đồng.
- Cung cấp thông tin, tài liệu, trang bị cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, giáo viên các kiến thức, kỹ năng, phương pháp phát hiện các trường hợp học sinh có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bỏ học, bị căng thẳng, khủng
3.2.3. Can thiệp, trợ giúp
a) Tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu
- Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu về nhu cầu hỗ trợ của học sinh.
- Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học trao đổi, lấy ý kiến của học sinh và các đối tượng liên quan để xác minh lại thông tin vụ việc. Đánh giá toàn diện nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh dựa trên mức độ và nguy cơ bị tổn hại.
- Chỉ định phương án can thiệp, trợ giúp: Căn cứ kết quả xác minh và đánh giá nhu cầu của học sinh, Thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định phương án can thiệp, trợ giúp đối với học sinh.
- Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên kết quả đánh giá toàn diện về vụ việc hoặc nhu cầu của học sinh, xác định mục tiêu và các hoạt động can thiệp, trợ giúp học sinh. Lập kế hoạch can thiệp,
- Phê duyệt Kế hoạch can thiệp, trợ giúp: Sau khi nhận được Kế hoạch can thiệp, trợ giúp học sinh, Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm phê duyệt trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
- Thực hiện Kế hoạch can thiệp, trợ giúp học sinh: Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học chủ trì, phối hợp với học sinh; gia đình của học sinh và các bên liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp học sinh theo Kế hoạch đã được Thủ trưởng cơ sở giáo dục phê duyệt. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp và kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp nếu cần thiết.
Đối với trường hợp can thiệp, trợ giúp tại cộng đồng
- Trường hợp học sinh bị xâm hại, bị bạo lực hoặc các vụ việc khác có mức độ phức tạp vượt quá khả năng can thiệp, trợ giúp của cơ sở giáo dục:
Cơ sở giáo dục liên hệ trực tiếp với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111 để được hướng dẫn hoặc có công văn chuyển, gửi vụ việc của học sinh đến các cơ quan liên quan trong thời hạn không quá 12 giờ làm việc kể từ khi nhận được thông báo.
Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học phối hợp với đơn vị tiếp nhận học sinh để hỗ trợ, theo dõi, giám sát quá trình tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp bảo đảm phù hợp với nhu cầu của học sinh.
- Trường hợp học sinh bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học do vấn đề văn hóa, tôn giáo, di cư, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở giáo dục: Cơ sở giáo dục thông báo trực tiếp hoặc báo cáo bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi học sinh cư trú để hỗ trợ, vận động học sinh trở lại trường hoặc có giải pháp quản lý tại địa phương.
a) Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học:
- Phối hợp với giáo viên, cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ học sinh sau khi kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp được tham gia một cách bình đẳng các hoạt động tại cơ sở giáo dục và cộng đồng.
- Cập nhật và cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách xã hội liên quan cho học sinh, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục và cha mẹ hoặc người giám hộ để giúp học sinh tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội.
- Tham mưu Thủ trưởng cơ sở giáo dục hình thành và phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong trường học phù hợp với nhu cầu của học sinh.
- Tham mưu Thủ trưởng cơ sở giáo dục kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chính sách liên quan đến học sinh và thúc đẩy việc thực hiện quyền của học sinh.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng phong trào kết nghĩa giữa trường học với cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương, huy động nguồn lực để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở giáo dục.
4.Nâng cao năng lực, kỹ năng về công tác xã hội trong trường học
- Chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách công tác xã hội tham dự bồi dưỡng, tập huấn về công tác xã hội trong trường học.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng về công tác xã hội trong trường học cho học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Liên hiệp Thanh niên trong trường học.
5.1. Nhà trường
- Chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác xã hội trong trường học, quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện trong đơn vị hàng năm; kết hợp với ban hành nội quy, quy chế thực hiện văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả.
- Thực hiện công tác xã hội cho học sinh thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; nâng cao năng lực, kỹ năng về công tác xã hội của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Rà soát, hoàn thiện và triển khai kế hoạch thực hiện công tác xã hội trong trường học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo phù hợp với nhà trường, địa phương.
- Có trách nhiệm chính trong việc phát hiện sớm, thông báo, phối hợp giải quyết cùng cơ sở giáo dục về các trường hợp người học có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bỏ học, nguy cơ bị căng thẳng, khủng hoảng, nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực...
- Biết sử dụng thành thạo các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở giáo dục Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111, Trung tâm công tác xã hội các cấp hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội trong trường học theo thẩm quyền.
- Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn để xây dựng công tác xã hội cho học sinh, học viên tại cộng đồng; hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn, xử lí kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường. Đưa nội dung công tác xã hội trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hàng năm.
đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, về môi trường học tập thiếu lành mạnh, thiếu an toàn cho học sinh.
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên; Ban đại diện cha mẹ học sinh; tổ chức Đoàn, Đội trong các đơn vị, trường học
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh, Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo và tạo và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị, trường học tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xã hội trong trường học.
- Chịu trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học, bố trí nhân sự kiêm nhiệm làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học. Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có khả năng tự cân đối tài chính, tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở giáo dục có thể hợp đồng cán bộ chuyên trách triển khai công tác xã hội trong trường học.
- Bảo đảm các điều kiện để thực hiện các nội dung hoạt động công tác xã hội trong trường học tại đơn vị.
- Phối hợp, hỗ trợ các cơ sở đào tạo ngành công tác xã hội tổ chức thực hành, thực tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về công tác xã hội trong trường học tại đơn vị.
2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong các
đơn vị, trường học
- Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong trường học theo thẩm quyền được quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị, trường học có trách nhiệm phát hiện, báo cáo Hiệu trưởng hoặc thông báo với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật hoặc các nguy cơ khác và phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học thực hiện hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp học sinh tại đơn vị, trường học.
3. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh, cha mẹ học viên phát hiện, tiếp nhận thông tin về các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Chủ động đề xuất và phối hợp với đơn vị, trường học tổ chức các hoạt động phòng ngừa cho học sinh.
- Tích cực, phối hợp với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học tham gia các hoạt động can
thiệp, trợ giúp học sinh tại đơn vị, trường học và cộng đồng khi có đề nghị của đơn vị, trường học.
- Phân công trách nhiệm của các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp cùng đơn vị, trường học trong các hoạt động hỗ trợ phát triển cho học sinh.
- Chủ động phát hiện, báo cáo giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học hoặc các giáo viên, nhân viên khác trong đơn vị, trường học các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật hoặc có vấn đề khác có liên quan đến giáo viên, học sinh.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bị bắt nạt, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân, kiến thức, kỹ năng phòng tránh các tình huống nguy hiểm. Có trách nhiệm báo cáo với cha mẹ hoặc giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học, cán bộ, giáo viên, nhân viên khác trong đơn vị, trường học các vấn đề, khó khăn của bản thân.
- xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác xã hội trong đơn vị, trường học; triển khai các nội dung quy định của Thông tư số 33/2018/TT-
- Chọn cử một giáo viên trong đơn vị, trường học tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xã hội trong trường học.
- Thủ trưởng các đơn vị trường học chịu trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học, bố trí nhân sự kiêm nhiệm làm đầu mối tham mưu triển khai công
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội trong trường học đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc trên địa bàn huyện năm 2020-2021 của trường MG Phước Lý ./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- PGDĐT (B/c );
- Lưu VT.
Nguyễn Thị Kim Loan