Trường Mẫu giáo Phước Lý

THỰC HIÊN CHUYÊN ĐỀ 2020

   PHÒNG GDĐT CẦN GIUỘC  
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ
 
              Số: 58  /KHCĐ-MGPL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                  
        Phước Lý , ngày 03  tháng  4  năm 2020
KẾ HOẠCH
Thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ 
trong các cơ sở giáo dục mầm non”
 
 
Thực hiện Kế hoạch số 867/KH-SGDĐT ngày 25/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch Chuyên đề “ đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN;
Thực hiện Kế hoạch số 325/KH-PGDĐT ngày 23/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch Chuyên đề “ đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN. Trường Mẫu  giáo  Phước Lý xây dựng Kế hoạch Chuyên đề “đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN” như sau:
I.Mục dích yêu cầu:
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các  đơn vị và các nhóm trẻ NCL.
-  Đảm bảo 100% các nhóm trẻ NCL được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định.
3. Đảm bảo 100% các nhóm trẻ NCL được đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
II. Thời gian thực hiện 
Thời gian thực hiện từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020.
III. Nội dung
- Tổ chức rà soát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ trong các nhóm trẻ NCL (Đánh giá các cơ sở GDMN trong việc thực hiện Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 được ban hành kèm theo Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Các nhóm trẻ NCL thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
- Phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng chống bạo hành trẻ trong đơn vị  các nhóm trẻ NCL.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ, cộng đồng về mối nguy hiểm của bạo hành trẻ.
IV. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN:
- Tiếp tục tuyên truyền Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) và Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; 
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị các nhóm trẻ NCL, gia đình học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo hành trẻ, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo hành trẻ;
- Tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các cơ sở GDMN, gia đình học sinh và cộng đồng biết.
2. Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo hành trẻ vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
- Tổ chức giáo dục lồng ghép tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo hành trẻ vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường;
- Tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, giáo dục trẻ kỹ năng sống, theo chủ đề, các ngày lễ hội … giúp trẻ nhanh nhẹn, nhận biết được những hành vi bạo lực;
- Nêu cao trách nhiệm của cha mẹ trẻ trong việc quản lý giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng công tác phối hợp nhà trường với cha mẹ trẻ trong việc phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường, bạo hành trẻ;
- Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo hành trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các cơ sở GDMN và gia đình học sinh.
Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo hành trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các cơ sở GDMN và gia đình học sinh.
3. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục
- Rà soát cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường, chú ý các khu vực cầu thang, lan can;
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo môi trường, trường học an toàn;
- Thường xuyên tuyên truyền các thông tin về hoạt động của nhà trường đến gia đình học sinh để cùng phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở GDMN. Hàng năm, cơ sở GDMN có bản cam kết với cơ quan quản lý cấp trên về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạo hành trẻ;
- Tổ chức ký cam kết phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các tổ chức khác trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo hành trẻ.
4. Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN;
- Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong cơ sở giáo dục không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo có hành vi bạo lực, bạo hành trẻ;
- Cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo hành trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN;
- Quán triệt, giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về thái độ, hành vi ứng xử thân thiện đối với đồng nghiệp, với trẻ và cha mẹ học sinh trong giao tiếp ứng xử hàng ngày;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách cho trẻ, giáo viên, nhân viên kể các nhóm trẻ ngoài công lập .
5. Kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo hành trẻ
- Thiết lập các kênh thông tin về bạo hành trẻ của cơ sở GDMN như: hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức khác;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích và bạo hành trẻ trong các cơ sở NCL; 
- Phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến bạo hành trẻ tại các cơ sở giáo dục.
V. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện chuyên đề được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm tại đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; 
VI. Tổ chức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch triển khai đến đội ngũ giáo viên nhân viên, các nhóm trẻ NCL cùng thực hiện.
- Nhà trường, chủ các cơ sở ngoài công lập chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên khi để xảy ra bạo hành trẻ. Chủ động cung cấp thông tin liên quan đến bạo hành trẻ và vi phạm đạo đức nhà giáo cho cơ quan quản lý trực tiếp;
- Có kế hoạch phòng, chống bạo hành và các biện pháp cụ thể về biện pháp phòng ngừa; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bạo hành, biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định;
- Đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia tập huấn các kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ;
- Tăng cường các biện pháp giáo dục tích cực, kỹ năng ứng xử với các tình huống bạo hành;
- Xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học và thiết lập đường dây nóng trong phòng, chống bạo hành trẻ.
Trên đây là Kế hoạch chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN của Trường Mẫu giáo Phước Lý, yêu cầu đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, chủ các cơ sở GDMN ngoài công lập căn cứ nội dung kế hoạch chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tại đơn vị./.
Nơi nhận:
- Phòng GDĐ; (b/c)
- Các  TKT, CM;      ( t/h)
- Các cơ sở  NCL;                                                                
- Lưu VT.                                                                                    
HIỆU TRƯỞNG 
 
 
 
              Nguyễn  Thị Kim Loan
 
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Loan